Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV:

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông

(LĐTĐ) Tại ngày làm việc thứ hai kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về 2 nhóm vấn đề: Công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông; Việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh Xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng

Những vấn đề chất vấn đều được cử tri và dư luận quan tâm

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu, đối với công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông, thời gian qua, Ủy ban nhân dân các cấp đã có các biện pháp để bảo vệ, quản lý nhằm đảm bảo việc khai thác hợp lý, hiệu quả, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, qua khảo sát của các ban Hội đồng nhân dân Thành phố cho thấy công tác quản lý khai thác cát, sỏi, lòng sông, việc quản lý bến bãi chứa cát, đá, sỏi còn nhiều bất cập, hạn chế; hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn đang diễn biến rất phức tạp gây lãng phí nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đê điều, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân, gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Đối với việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố đã tổ chức phiên giải trình vào tháng 3/2018 và Ban Thường vụ Thành ủy đã kiểm tra các cấp ủy về việc triển khai kết quả Chương trình 04 về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, trong đó có nội dung triển khai 2 Bộ quy tắc ứng xử.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Sau phiên giải trình, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan của thành phố và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh, có văn hóa ứng xử tốt đẹp tại nơi công cộng, kết quả đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện 2 bộ quy tắc này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Một số cán bộ, công chức, viên chức nhất là tại cấp xã, phường vẫn còn thái độ chưa đúng mực, ý thức và tinh thần trách nhiệm chưa cao trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp; hiện tượng vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh tại nơi công cộng vẫn còn diễn ra tại nhiều nơi, nhiều lúc, nhất là trong văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.

Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, đây là những lĩnh vực các cấp, các ngành chưa có các biện pháp hữu hiệu để quản lý. Qua các buổi tiếp xúc cử tri đây là vấn đề cử tri quan tâm, phản ánh. Do đó, việc Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố lựa chọn 2 nhóm vấn đề trên để chất vấn là xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đồng thời cũng là đáp ứng yêu cầu cử tri và dư luận quan tâm.

“Tại phiên chất vấn này, tôi đề nghị các vị đại biểu tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, thực hiện hoạt động chất vấn đạt hiệu quả cao, giúp cho các cấp, các ngành, chính quyền địa phương thấy rõ các tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời” – đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Cần xử lý dứt điểm tình trạng “cát tặc” lộng hành

Tại phiên chất vấn, đại biểu Dương Thị Hằng (tổ đại biểu Gia Lâm) gửi câu hỏi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ về vấn đề tình trạng khai khác cát trái phép, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình cho biết biện pháp xử lý? Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ cho biết trách nhiệm chính quyền đia phương?

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu Thanh Xuân) đặt câu hỏi chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Dương Thị Hằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình Hồ Quốc Khánh cho biết, trong các năm 2018, 2019 “cát tặc” ồ ạt đến xã khai thác cả ngày đêm, tàu cuốc hút cát rất nhiều. Sau khi xảy ra tình trạng khai thác cát trên địa bàn, xã đã báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và Thành phố. Huyện cũng đã ban hành văn bản, quyết liệt xử lý. Đến cuối năm 2019, tình trạng khai thác cát ồ ạt chấm dứt. Tuy nhiên, đến tháng 6, 7 năm 2020, “cát tặc” tiếp tục hoạt động nhưng với quy mô nhỏ hơn và chủ yếu khai thác nhiều về đêm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình kiến nghị và đề xuất được thành phố quan tâm cấp phương tiện như tàu cao tốc, bố trí nhân lực, lực lượng công an đường thuỷ thường xuyên ứng trực trên địa bàn để xử lý hoạt động khai thác cát trái phép.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Dương Thị Hằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn cho biết, trách nhiệm của huyện là phối hợp bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cát sỏi chưa khai thác, có hành động ngăn chặn đối với các tình trạng khai thác cát trái phép, đối với các nội dung vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên. Những năm qua, huyện Phúc Thọ đã thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện đúng thẩm quyền, song tình trạng khai thác cát trên địa bàn huyện còn phức tạp.

Trong công tác phối hợp, huyện Phúc Thọ đã chủ động phối hợp với các địa bàn lân cận để quản lý khai thác cát trên lòng sông Hồng. Đối với công tác chỉ đạo, huyện thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, ban hành chỉ thị, kế hoạch để giải quyết tình trạng này. Nhờ đó, tình trạng khai thác trái phép như công trường vào ban ngày đã chấm dứt, tuy nhiên vẫn còn tình trạng khai thác cát trái phép vào buổi đêm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ kiến nghị cần tăng cường lực lượng chức năng, phương tiện để xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời cần xác định mốc giới trong lòng sông giữa huyện Phúc Thọ với 2 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc để ngăn ngừa tình trạng khai thác cát trái phép, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đề án đấu giá khai thác mỏ cát, vừa quản lý được vừa bảo đảm nguồn thu cho nhà nước.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu (Ảnh: Mai Quý)

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu Thanh Xuân) về việc Thành phố còn 13 điểm khai thác cát trái phép, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn Thành phố có 7 tuyến sông chính giáp ranh với 8 tỉnh, thường có các đối tượng hoạt động khai thác cát lén lút ở các khu vực giáp ranh các địa bàn huyện.

Hàng năm, Công an Thành phố đều có kế hoạch yêu cầu các đơn vị các cấp điều tra cơ bản, qua đó phát hiện 13 điểm khai thác cát trái phép trên địa bàn. Tính đến tháng 11/2020, trên địa bàn Thành phố có 14 giấy phép hoạt động, trong đó có 11 giấy phép do Ủy ban nhân dân Thành phố cấp; 8 tổ chức được khai thác cát nổi còn thời hạn. Xác định trên các tuyên sông có 207 bãi tập kết khoáng sản đang hoạt động, trong đó có 57 bãi có thủ tục hoạt động, 150 bãi chưa có thủ tục hoạt động trên các địa bàn quận, huyện.

Đối với 13 điểm còn phức tạp về khai thác cát trái phép trên địa bàn, Phó Giám đốc Công an Thành phố cam kết sẽ không để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép tại các điểm này. Công an thành phố tiếp tục tăng cường kiểm tra, phối hợp với các lực lượng, các tỉnh lân cận trong công tác phòng chống khai thác cát trái phép.

Liên quan đến công tác đấu tranh với tội phạm khai thác cát trái phép, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng cho biết, Công an Thành phố có các đội thuộc Phòng Cảnh sát môi trường và Phòng Cảnh sát giao thông. Ngoài ra, Công an các quận, huyện cũng có các đội môi trường. Với tuyến xã, lực lượng công an chính quy về làm nhiệm vụ sẽ là lực lượng nòng cốt, trọng tâm để đấu tranh, phát hiện tội phạm nói chung và khai thác cát trái phép nói riêng.

Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội kiến nghị Thanh tra Sở Giao thông vận tải cần phối hợp với lực lượng Công an giải quyết kiểm tra các phương tiện chở cát vi phạm và xem xét áp dụng xử lý hình sự chủ phương tiện chở cát quá khổ, quá tải gây hư hỏng các tuyến đường đê; Sở Giao thông vận tải cần kiểm tra toàn bộ tàu vi phạm về đăng kiểm để xử lý, cùng các quận, huyện, thị xã nghiên cứu giải quyết dứt điểm về bến bãi không phép, quy hoạch tổng thể trên các tuyến sông để những nơi có thể cấp được giấy phép thì đưa vào quản lý, còn không cấp phép thì xử lý nghiêm vi phạm.

Tiếp tục phiên chất vấn, các đại biểu đã nêu hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý bến bãi, xử lý xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đê trên địa bàn Thành phố.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Thị Tú Anh (tổ đại biểu Đan Phượng) về tình trạng bãi tập kết cát sỏi chưa được cấp phép bến thủy nội địa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, việc cấp phép các điểm trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi thực hiện trình tự các thủ tục để cấp phép, huyện phải trực tiếp xây dựng phương án đấu giá đất. Tuy nhiên, quá trình triển khai một số nội dung về đấu giá đất vẫn còn lúng túng.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội trả lời chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng kiến nghị Thành phố tiếp tục hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đấu giá đất. Ngoài ra, trong quá trình lập hồ sơ đấu giá đất, giữa hai Sở: Giao thông vận tải và Tài nguyên và Môi trường vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nên huyện đề nghị các sở ban hành hướng dẫn cụ thể, thống nhất hơn.

Trả lời chất vấn của đại biểu về việc kiểm soát tải trọng phương tiện hoạt động tại các tuyến đê, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội Trần Nhật Quang cho biết, với chức năng nhiệm vụ được giao, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố đã đề xuất xây dựng nhiều kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại quận, huyện, thị xã phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý. Thực hiện công tác của Ban Chỉ đạo 197, hiện Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố đang phối hợp cùng các lực lượng của Công an thành phố thực hiện chuyên đề kiểm tra xử phạt các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng chở quá tải trọng, rơi vãi vật liệu.

Theo Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đơn vị cũng gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý vi phạm, như với mức xử phạt lớn thì sự chống đối của lái xe xảy ra thường xuyên, nhiều trường hợp khóa xe bỏ đi gây cản trở giao thông; Thanh tra Sở cũng không có công cụ hỗ trợ, thẩm quyền tạm giữ phương tiện còn hạn chế; thiếu phương tiện để cưỡng chế các phương tiện trọng tải lớn… Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiến nghị Thành phố tăng cường chế tài xử lý hình sự trách nhiệm của chủ phương tiện, lái xe, đồng thời cho phép tạm giữ phương tiện, đặc biệt là các phương tiện chở quá tải trọng.

Giải pháp khắc phục các tồn tại trong quản lý khai thác cát, sỏi

Tiếp thu, giải trình một số vấn đề về quản lý khai thác cát được các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố quan tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, trong thời gian dài, do sự chồng chéo, đan xen của các quy định đã dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, buông lỏng quản lý để khai thác trái phép. Để khắc phục các điểm khai thác trái phép tồn tại do lịch sử để lại, cần khoanh vùng, không để phát sinh; phân loại các cơ sở để xử lý triệt để. Thành phố cũng yêu cầu giữ nguyên hiện trạng các bãi tập kết hiện có, yêu cầu các bãi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm môi trường; đồng thời, Thành phố cũng tiến hành kiểm tra triệt để các bãi, nếu có vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm. Đối với các bến, bãi mới mở, thành phố kiên quyết đóng cửa hoặc điều chỉnh mục đích sử dụng.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng trả lời chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Về các điểm mỏ của Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, từ khi có Luật Khoáng sản, tất cả các điểm mỏ phải tổ chức đấu thầu. Thành phố đã có quy hoạch, đánh giá và giao Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát, đánh giá 23 điểm mỏ đủ điều kiện khai thác, không ảnh hưởng đến môi trường. Với những điểm mỏ hết hạn khai thác, Thành phố không tiếp tục cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác, nếu có thì phải tổ chức đấu thầu, chứ không gia hạn khai thác. Thành phố cũng giao trách nhiệm cho Công an thành phố xử lý việc khai thác cát trái phép dọc bờ sông.

Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đã có 19 đại biểu đặt câu hỏi, trong đó có tới 60% không phải là đại biểu chuyên trách, mà là đại biểu từ các quận, huyện; 14 đồng chí đã trả lời, bao gồm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, đại diện các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các xã.

Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hà Nội đã quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm về khai thác cát, sỏi. Đến nay, đã có 32 văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, 20 văn bản đôn đốc các cơ sở... Thành phố đã xác định trách nhiệm và cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản, đã có quyết định phân nhiệm cho từng cấp, ngành. Với quyết tâm đó, công tác khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông đã có nhiều kết quả như cấp phép 6/200 bến thủy nội địa, giải tỏa 36 bãi chứa không đủ điều kiện; các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 68 vụ, 148 đối tượng vi phạm, tạm giữ 84 phương tiện tàu, thuyền, khởi tố 2 vụ...

Nhằm khắc phục các tồn tại trong việc quản lý khai thác cát, sỏi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu các giải pháp: Cần triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ, rà soát lại các quyết định phân nhiệm cho rõ hơn, có chế tài xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm; rà soát lại các quy hoạch đã có, chất lượng thực hiện quy hoạch để có sự điều chỉnh, bổ sung những điểm chưa hợp lý... Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần rà soát lại quy chế phối hợp với các tỉnh và trách nhiệm của các bên, có sự phối hợp chặt chẽ hơn.

Giao các quận, huyện rà soát lại các vi phạm hiện nay, phân loại những khó khăn và đề ra thời hạn giải quyết, gắn trách nhiệm của các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại; Nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của các quận, huyện về thiết bị, bộ máy tổ chức để bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này hiệu quả; sớm ban hành các cơ chế, quy chế, quy định phục vụ cho việc quản lý khoáng sản nói chung, trong đó có việc khai thác cát, sỏi nói riêng; Các xã, quận, huyện tiếp tục công tác tuyên truyền đến người dân để chấp hành nghiêm các quy định.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 859/TB-UBND về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội

Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội

Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho thành phố Hà Nội. Nổi bật như Trung tâm Phục vụ hành chính công giữ vai trò điều phối chung, là công cụ hiệu quả để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.
Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Hà Nội thành lập tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

Hà Nội thành lập tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Tổ công tác của thành phố Hà Nội thực hiện tái cấu trúc các thủ tục hành chính và nhóm thủ tục hành chính liên thông được cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng đơn giản, thuận tiện và đúng quy định của pháp luật. Tiến hành Kiểm thử dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Hà Nội: Hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trước ngày 20/9

Hà Nội: Hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trước ngày 20/9

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị các quận, các sở, ngành Thành phố phối hợp, thực hiện, bảo đảm hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trên địa bàn các quận xong trước ngày 20/9.
Cục Thuế Hà Nội triển khai gia hạn, miễn, giảm thuế trong trường hợp thiên tai

Cục Thuế Hà Nội triển khai gia hạn, miễn, giảm thuế trong trường hợp thiên tai

Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi đến người nộp thuế phổ biến chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế gặp thiên nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn.
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội xem xét điều chỉnh đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công

Hà Nội xem xét điều chỉnh đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã thông báo kết luận của Tập thể UBND Thành phố về việc xem xét nội dung trình phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố tại Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

(LĐTĐ) Tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải chuẩn bị sẵn, tính toán hết tất cả phương án dự phòng về lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố trong trường hợp mực nước sông Hồng đạt mức báo động 3.
Xem thêm
Phiên bản di động