Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An

(LĐTĐ) Không điện lưới, không sóng điện thoại, không đường đi, không phụ cấp khu vực… nhưng những người giữ rừng ở miền Tây Nghệ An vẫn miệt mài cắm chốt ở những nơi thâm sơn cùng cốc, chịu áp lực nặng nề trước nguy cơ rừng xanh đang bị nhiều kẻ lăm le xâm hại. Cuộc sống khốn khó, không ít người đã xin nghỉ việc, nhưng vẫn còn nhiều người kiên cường bám trụ bất chấp những khó khăn hiện tại.
Nghệ An áp dụng cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19 Nghệ An: Ngừng hoạt động cơ sở thẩm mỹ, vũ trường, karaoke, quán bar… từ ngày 23/11 Cựu Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và các đồng phạm lĩnh án

Hơn nửa năm mới có lương

Chúng tôi băng rừng theo anh Nguyễn Trường Giang, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều (thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương), để đến “đại bản doanh” của những người bảo vệ rừng. Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều nằm chênh vênh bên sườn núi, cách trụ sở cơ quan Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương trên 80 km.

Trạm được thành lập năm 2016, cơ sở vật chất được "kế thừa" từ lán cũ của một đơn vị trồng rừng trước đây để lại. Cách biên giới Việt-Lào chừng 10 km theo đường chim bay.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An
Đường tuần tra rừng cheo leo theo sườn núi dốc đứng, phải qua nhiều khe suối khiến cho công tác tuần tra, bảo vệ càng vất vả hơn.

Dưới ngôi lán lợp bằng tôn cũ, tiếng radio vẫn vang vang dù không có ai ở trong Trạm, đây là cách mà anh em thường làm để luôn có tiếng người nói cho đỡ buồn. Xung quanh Trạm bảo vệ rừng này, còn có hệ thống dẫn nước từ khe suối để sinh hoạt và tưới cây, có vườn rau, nhiều tổ ong, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm…để anh em tăng gia cải thiện bữa ăn và bù vào thu nhập từ đồng lương ít ỏi của nghề giữ rừng.

Trạm có 4 người nhà ở huyện Thanh Chương và huyện Đô Lương. Họ được giao bảo vệ 4.000 ha rừng phòng hộ khu vực biên giới. Đây là nơi có trữ lượng gỗ khá lớn là thứ hấp dẫn cho những kẻ phá rừng đang ngày đêm thèm muốn. Đường tuần tra rừng ở đây cheo leo theo sườn núi dốc đứng, lại phải qua nhiều khe suối khiến cho công tác tuần tra, bảo vệ càng vất vả hơn. Mùa mưa họ phải đối mặt với sên vắt, mùa khô phải chịu nhiều vết đốt ruồi vàng loét da thịt. Hàng tháng, 4 người thay phiên nhau tuần tra và cắt cử trực để tranh thủ về thăm nhà. Lương thực, mắm muối được mua từ đầu tháng để đưa vào Trạm dùng dần.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An
Tuần tra rừng mỗi lần đi mất 2 ngày cả đi và về, hành trang mang theo là gạo, thực phẩm, tăng võng để ăn nghỉ dọc đường.

Trạm trưởng Giang, năm nay 36 tuổi, nhà ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, cách nơi anh làm việc gần 90 km. Anh vào công tác từ năm 2005, lương Trạm trưởng nay cũng chỉ gần 4,5 triệu đồng/1 tháng. Vợ anh Giang bán giò chả, thu nhập cũng chả thấm tháp gì so với nguồn chi tiêu nuôi 2 con ăn học.

Anh Giang chia sẻ, nhiều lực lượng bảo vệ rừng khác ngoài lương họ còn có phụ cấp khác, anh em ở đây, chỉ có đồng lương cơ bản lấy từ nguồn hỗ trợ bảo vệ rừng. Nhưng mãi đến tận quý 3 hàng năm được nhận. Để duy trì cuộc sống, cả Trạm vừa tăng gia sản xuất, vừa mang gạo, thực phẩm từ nhà đi, thậm chí, nhiều khi mua còn phải ký nợ.

“Đầu năm, lấy tiền của vợ đi tiêu coi như ứng tiền nhà. Mãi đến tháng 9 mới có lương nhưng cũng vừa đủ trả nợ nhiều khoản. Ở đây, không có sóng điện thoại, muốn gọi về cơ quan hoặc gia đình phải leo dốc cách Trạm gần 1 km để “hứng sóng” nhưng cũng chập chờn và phải dùng điện thoại “cục gạch” mới gọi được. Tuần tra rừng cứ mất 2 ngày cả đi và về, hành trang mang theo là gạo, thực phẩm, tăng võng để ăn nghỉ dọc đường. Khổ nhất là vào mùa mưa, nước khe dâng lên không vượt qua được lại phải quay về. Còn buồn nhất là vào dịp Tết, anh em phải cắt cử một nửa số người ở lại Trạm trực, qua Tết mới có người thay để về gia đình”.

Thành viên lớn tuổi nhất trong 4 anh em là ông Phạm Đức Quỳ, năm nay đã 58 tuổi, nhà ở xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, cách Trạm trên 80 km, người đã co thâm niên trên 20 năm làm nghề giữ rừng. Mặc dù còn ít năm nữa là nghỉ hưu nhưng nhiệm vụ tuần tra vẫn được ông duy trì đều đặn, ông cũng nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của những đồng nghiệp trẻ trên đường tuần tra. Hiện, lương ông chỉ ngót nghét 5 triệu đồng/1 tháng.

“Trót mang nghiệp giữ rừng, khó khăn vất vả nhưng đã chọn nghề này. Hi vọng khó khăn rồi sẽ sớm qua đi. Thu nhập thấp cho nên ngoài thời gian đi tuần tra giữ rừng, anh em còn phải lao động sản xuất để bù thêm vào nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn chứ trông chờ vào lương thì cũng chỉ trả nợ cho những tháng trước” - ông Quỳ chia sẻ.

Cần sớm tháo gỡ khó khăn cho nhân viên giữ rừng

Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) Nghệ An), được giao bảo vệ trên 22.000 ha rừng. Với 49 cán bộ, nhân viên, lao động nhưng chỉ có 14 người hưởng lương từ ngân sách, còn lại là những lao động hợp đồng do đơn vị tự trang trải (hay còn gọi là lực lượng 2B).

Ông Lê Phùng Thiều, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Thanh Chương, chia sẻ, với mức thù lao 100.000 đồng/1ha rừng thì hàng năm, chi phí hoạt động của đơn vị còn thiếu khoảng 500 triệu đồng. Trong mấy năm qua, mặc dù đã xoay xở đủ bề, làm thêm dịch vụ lâm nghiệp nhưng thiếu thốn vẫn đeo đuổi anh em cán bộ, nhân viên. Trong khi đó, đến hết quý 3 mới có kinh phí giữ rừng cấp về. Cuối năm, lãnh đạo phải đi vay tiền ngân hàng để trả lương và trả tiền bảo hiểm xã hội vì chậm sẽ bị phạt tính lãi. Quá khó khăn nên trong 5 năm qua, đã có 6 người lao động trong Ban xin nghỉ việc, 7 người xin nghỉ hưu trước tuổi.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An
Ngoài thời gian đi tuần tra giữ rừng, anh em Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều còn tăng gia sản xuất để bù thêm vào nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn

Tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Anh Sơn, có 25 người thì chỉ có 9 người hưởng lương ngân sách, 16 người là hợp đồng lao động tự trang trải từ nguồn tiền bảo vệ 7.500 ha rừng với đơn giá 100.000 đồng/1ha.

Ông Ngũ Văn Trị, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Anh Sơn, cho biết, tiền lương và bảo hiểm xã hội mỗi năm của đơn vị luôn không đủ. Từ nguồn bảo vệ rừng và một số khoản thu khác, mỗi năm, đơn vị còn thiếu khoảng trên 400 triệu đồng. Thu nhập ít ỏi, áp lực công việc giữ rừng quá cao nên năm 2018, trong cơ quan có 5 nhân viên bỏ việc; năm 2019, có 2 người nghỉ việc; năm 2020, 1 người đã chuyển công tác khác. Tình trạng người lao động nghỉ việc gây nhiều xáo trộn trong tâm lý những người ở lại, nhiều người không dám dấn thân vào nghề này.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An

Cơ sở vật chất Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều được "kế thừa" từ lán cũ của một đơn vị trồng rừng trước đây để lại

Được biết, với hơn 1,1 triệu ha, với độ che phủ đạt 54%, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Hiện, lực lượng bảo vệ rừng 2B có khoảng 300 người, làm việc tại 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT Nghệ An.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Nguyên Hùng, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, trước đây, kinh phí phục vụ công tác bảo vệ rừng được cấp thường xuyên theo Quyết định 57 ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 với mức 200.000 đồng/ha/năm. Những đối tượng hưởng mức hỗ trợ này là lực lượng 2B tại các Ban Quản lý Rừng phòng hộ. Từ cuối 2017, chính sách giao khoán và bảo vệ rừng được thực hiện theo Thông tư 21 của Bộ NN&PTNT, trong đó đối tượng 2B không thuộc diện được giao khoán bảo vệ rừng từ nguồn phát triển rừng bền vững. Theo đó, hàng trăm lao động 2B và các đơn vị quản lý bảo vệ rừng ở Nghệ An bị lâm vào vào khó khăn do nguồn kinh phí cấp về bị cắt giảm đột ngột.

Trước thực tế khó khăn đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT xem xét. Từ năm 2018, Bộ NN&PTNT đồng ý cấp kinh phí cho lực lượng hợp đồng chuyên trách bảo vệ rừng tại Nghệ An với định mức 100.000 đồng/ha/năm. Công việc bảo vệ rừng ngày càng vất vả, khó khăn trong khi định mức giao khoán giảm một nửa so với trước đã đẩy cuộc sống nhiều lao động 2B vào cảnh khốn khó.

Ông Phú Văn Lĩnh, Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Nghệ An, chia sẻ, hiện nay, cuộc sống của lực lượng 2B tại nhiều Ban Quản lý Rừng phòng hộ rất khó khăn, Công đoàn ngành đã có đề xuất để thời gian tới các cấp, ngành cùng tháo gỡ khó khăn cho người lao động. Trước mắt, để bớt khó khăn cho anh em, Công đoàn ngành đã có văn bản đề nghị các cấp liên quan mở rộng đối tượng là những người bảo vệ rừng thuộc diện hợp đồng tự trang trải của các đơn vị sự nghiệp được hưởng hỗ trợ từ nguồn hỗ trợ đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động