Chạy đua với thời gian để gỡ ‘chốt chặn’ cho tôm Việt Nam

Khó khăn lớn nhất chính là thực hiện quy định doanh nghiệp thu mua phải có đủ bằng chứng về nguồn gốc thủy sản từ mỗi người nuôi trồng/đánh bắt nếu đó là lô hàng bán vào nhà máy hơn 1.000 kg nguyên liệu/ngày, tức là mỗi người nuôi phải cung cấp đủ địa chỉ nuôi trồng và giấy phép sản xuất.
chay dua voi thoi gian de go chot chan cho tom viet nam Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam
chay dua voi thoi gian de go chot chan cho tom viet nam Việt Nam phấn đấu trở thành một công xưởng chế biến tôm của thế giới

Xuất khẩu sang Mỹ, tôm Việt Nam sẽ bị áp loạt quy định mới

Được biết đến với tên gọi là SIMP, Chương trình giám sát nhập khẩu thủy hải sản vào Mỹ do Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) chịu trách nhiệm quản lý, sẽ chính thức có hiệu lực vào 31/12/2018 này.

chay dua voi thoi gian de go chot chan cho tom viet nam
Mô hình nuôi tôm nhỏ lẻ khiến cho việc xuất khẩu tôm sang Mỹ của nước ta trở nên khó khăn hơn

Như vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam khi muốn xuất khẩu tôm và bào ngư vào “xứ cờ hoa” phải tuân thủ thêm hàng loạt quy định mới về khai báo dữ liệu đối với quá trình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, vận chuyển và nhập khẩu (sau đây tạm gọi là hồ sơ “truy xuất nguồn gốc theo chuỗi”).

Khác với cách thức quản lý hàng nhập khẩu vào Mỹ của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), NOAA không có chuyên gia tới tận Việt Nam để kiểm tra, giám sát doanh nghiệp đột xuất hay lấy mẫu kiểm tra ngay khi hàng cập cảng, mà chỉ quản lý chuyện nhập khẩu thủy hải sản vào Mỹ dựa trên các tài liệu, chứng cứ xác thực (cả bản “cứng” lẫn bản khai báo online) tại hồ sơ “truy xuất nguồn gốc theo chuỗi”.

Theo bà Celeste Leroux, chuyên gia từ NOAA, doanh nghiệp tại Việt Nam phải cung cấp tất cả tài liệu cho nhà nhập khẩu ở Mỹ. Đây sẽ là người thay mặt bên bán Việt Nam lập hồ sơ “truy xuất nguồn gốc theo chuỗi” để xin cấp phép tại NOAA. Điều kiện đầu tiên là nhà nhập khẩu phải có thường trú nhân, có giấy phép kinh doanh, địa chỉ rõ ràng tại Mỹ.

Theo đó, một số thông tin cơ bản nhất mà doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị cho hồ sơ trên gồm có: Tên khu vực nuôi trồng/đánh bắt (được chính quyền cấp phép), loại ngư cụ được sử dụng trong đánh bắt, tên loài thủy hải sản, trọng lượng, điểm đầu tiên bốc dỡ hàng vào Mỹ, ngày cập bờ, cảng cập bờ, điểm giao hàng, tên đơn vị được giao nhận đầu tiên…

NOAA cũng có quy định riêng cho những cơ sở đánh bắt nhỏ (tàu đánh cá từ 12 mét chiều dài hoặc từ 20 tấn tổng trọng tải trở xuống) hoặc nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (có những lô hàng bán cho doanh nghiệp xuất khẩu từ 1.000 kg/ngày trở xuống).

Cụ thể, với những đối tượng này, không cần có giấy phép nuôi trồng/đánh bắt, tên/địa chỉ tàu đánh bắt/trang trại nuôi trồng. Doanh nghiệp thu mua những lô hàng quy mô nhỏ chỉ cần làm một báo cáo thu hoạch tổng hợp theo từng ngày.

Nhà tư vấn từ NOAA khuyến nghị các doanh nghiệp Việt nên “giục giã” các nhà nhập khẩu hoặc môi giới kê khai hoặc liên tục cập nhật dữ liệu điện tử về từng lô hàng đang trên đường vận chuyển trước khi đến Mỹ từ 5-10 ngày. Vì NOAA sẽ đối chiếu với hồ sơ ngay khi hàng cập cảng.

Đáng chú ý, sau thông quan, NOAA vẫn có thể kiểm tra các lô hàng nhập khẩu này nếu cảm thấy “có vấn đề”. “Mục tiêu kiểm tra là gì còn tùy thuộc vào quan ngại của NOAA cho từng trường hợp cụ thể. Tần suất kiểm tra ra sao chúng tôi cũng chưa thể nói được”, bà Celeste Leroux, chuyên gia của NOAA cho biết.

Yêu cầu địa chỉ và giấy phép sản xuất khiến con tôm “mắc kẹt”

Với lệ phí hồ sơ truy xuất nguồn gốc theo chuỗi nộp cho NOAA chỉ là 30 USD, thoạt nghe mọi quy định có vẻ khá đơn giản nhưng thông tin trao đổi giữa giới doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại cuộc hội thảo giữa NOAA và các thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 1/8 tại TPHCM đã cho thấy một số thách thức lớn.

Nếu tạm gác lại những khoản ký quỹ do đang bị “bao vây” bởi thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo lắng sẽ phải tốn kém nhiều chi phí thời gian, công sức và tiền bạc để hoàn chỉnh bộ hồ sơ “truy xuất nguồn gốc theo chuỗi” như vậy.

Trước tiên là từ khâu tìm kiếm nhà nhập khẩu “chịu” làm dịch vụ đăng ký hồ sơ cho những người bán từ Việt Nam. Chỉ riêng điều kiện “nhà nhập khẩu đăng ký hồ sơ cho người bán Việt Nam tại NOAA phải là thường trú nhân” cũng đã khiến cho các nhà môi giới tại Mỹ bất an bởi cảm thấy phải “đứng mũi chịu sào” thay cho doanh nghiệp Việt nếu có sự cố xảy ra.

Trong khi đó, rất nhiều nhà xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam lại không đủ “lực” để đi theo con đường thứ 2 mà NOAA “mở” ra. Đó là lập pháp nhân và đăng ký kinh doanh tại Mỹ, rồi tự đứng đơn kê khai hồ sơ truy xuất nguồn gốc theo chuỗi (tại NOAA) cho công ty mẹ muốn xuất khẩu tôm ở Việt Nam.

Nhưng khó khăn tiếp theo và lớn nhất chính là thực hiện quy định doanh nghiệp thu mua phải có đủ bằng chứng về nguồn gốc thủy sản từ mỗi người nuôi trồng/đánh bắt nếu đó là lô hàng bán vào nhà máy hơn 1.000kg nguyên liệu/ngày, tức là mỗi người nuôi phải cung cấp đủ địa chỉ nuôi trồng và giấy phép sản xuất.

Theo ông Võ Văn Phục, Chủ tịch kiêm Tồng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam, điều trớ trêu ở chỗ người nuôi tôm Việt Nam chủ yếu là các nông hộ nhỏ, lẻ. Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lâu nay chỉ mua gom và giám sát chất lượng của người nuôi liên quan tới dư lượng kháng sinh, tạp chất, kích cỡ, chủng loại… chứ cũng không hỏi nông dân về các giấy phép như vậy nên đang rất bối rối, “thực tình tôi không biết nông dân nên xin giấy phép gì, do cơ quan chức năng nào cấp. Thời gian mà Chương trình SIMP đối với tôm và bào ngư có hiệu lực chỉ còn vài tháng nữa, vậy sẽ rất khó cho cả doanh nghiệp và nông dân”, ông Phục bày tỏ lo ngại.

Trong khi đó, bà Celeste Leroux lại cho hay lần đầu tiên thấy có trường hợp nuôi trồng cho năng suất trên 1.000 kg/ngày mà không cần xin phép sản xuất. “NOAA cần thêm thời gian để trao đổi lại với các nhà hoạch định chính sách, cũng như làm việc với Tổng cục Thủy sản Việt Nam trước khi có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng”, bà Celeste Leroux cho biết.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ở các nước phát triển, nuôi trồng thủy sản đa số là sản xuất lớn nên đều có đăng ký với cơ quan chức năng để được cấp phép. Tuy nhiên, điều kiện ở Việt Nam không giống như vậy. “Chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ với NOAA để họ hiểu hơn về thực tế mô hình nuôi tôm nhỏ lẻ cũng như cách thức quản lý của Việt Nam. Hiện Việt Nam đã có quy hoạch các vùng cây trồng, vật nuôi cụ thể. Theo đó, ở vùng quy hoạch nuôi tôm thì người dân chỉ có sinh kế chủ yếu là nuôi tôm chứ không có giấy phép gì nữa”, ông Luân nêu quan điểm cho những cuộc “trao đổi” sắp tới với NOAA.

Như vậy, cuộc đua gỡ “chốt chặn” cho con tôm Việt Nam đã chính thức khởi động. Và thực tế là chỉ còn 5 tháng nữa để dòng xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ không bị “nghẽn mạch” vào đầu năm 2019 tới.

Theo Phương Hiền/ baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động