Chè truyền thống đất Hà thành: Hương vị cổ xưa hấp dẫn
Phong phú ngõ Hà Nội | |
Gìn giữ nét ẩm thực của người Hà Thành |
Nhắc đến chè truyền thống ở Hà Nội, không thể không nhắc đến quán chè Mười Sáu đã có mặt ở Hà Nội 40 năm trước tại phố Ngô Thì Nhậm. Ông Phạm Xuân Thanh, chủ quán chè cho biết, quán Mười Sáu mở cửa từ năm 1980, mẹ ông là người Hà Nội gốc nên những món chè ở quán là do một tay bà làm.
Những món chè trong quán có từ ngày đó đến nay vẫn được duy trì như chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh, chè đậu đen hạt sen. Nay có thêm một số loại chè khác nhưng chủ yếu vẫn là chè truyền thống. Quán chè đông khách là do giữ được hương vị truyền thống của người Hà Nội từ mấy chục năm về trước cho đến nay.
Vẫn đông khách như xưa, khách đến mua phải xếp hàng đợi đến lượt, nhưng bây giờ chè Mười Sáu còn có thêm nhiệm vụ ship chè cho khách đặt hàng mang đi, cho nên bên cạnh những người mua chè còn thấp thoáng bóng áo xanh của những lái xe grab đợi lấy hàng.
Ông Phạm Xuân Thanh, chủ quán chè Mười Sáu đang đóng hộp chè giao cho khách mang về |
Một thực khách cho biết, mẹ chị thích ăn chè đỗ đen ở quán chè Mười Sáu cũng hơn 20 năm không đổi khẩu vị, vì chè đỗ đen là món chè truyền thống từ đời cha ông, nhưng không phải ai nấu cũng ngon như quán chè của ông Thanh. Đến nay, quán chè đã cho ra nhiều loại khác nữa, nhưng chè truyền thống như đỗ xanh, đỗ đen vẫn là món yêu thích của nhiều người dân nơi đây.
Nói về chè Hà Nội, đầu bếp Nguyễn Phương Hải, tác giả cuốn sách Dạy nấu 36 món ăn cổ truyền Hà Nội nổi tiếng nhận xét, các món chè truyền thống đất Hà Thành có những nét độc đáo riêng và khác hẳn với các vùng miền khác. Khi nói đến chè Hà Nội thì phải nói ngay đến chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè cốm, chè hạt sen, chè sen lồng nhãn, chè hoa cau, chè bà cốt, chè sắn, chè con ong... là các loại chè cổ truyền và có từ lâu đời của mảnh đất kinh kỳ.
Chè của Hà Nội độc đáo ở chỗ là ăn được cả mùa hè và mùa đông. Mùa hè thì chè là thức quà ăn chơi giải nhiệt giúp cơ thể tránh được cái nóng, và ngược lại, các loại chè nóng ấm của mùa đông lại giúp con người chống được cái rét cắt da, cắt thịt của miền Bắc. Đến Tết nguyên Đán thì người Hà Thành có những loại chè kho không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình.
Quán chè truyền thống bao giờ cũng đông khách |
Trong truyền thống, chè Hà Nội đặc biệt ở chỗ biết dùng sản vật sẵn có của đất Hà thành, mùa nào thức đấy. Mùa hè là mùa thu hoạch đậu đỗ, hạt sen nên chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè sen... được các bà các mẹ nấu và phổ biến rộng rãi, các món ăn này ngoài công dụng giúp cơ thể giải nhiệt nó còn là những thức quà thời trân (mùa vụ) rất ngon mà ai ai cũng thích. Đến mùa thu là mùa cốm mới thì người Hà Nội có chè cốm, cốm sào...
Có loại chè của Hà Nội còn kết hợp và song hành với xôi để tạo ra một món ăn thịnh hành trong các bữa cỗ chay, là sản vật người Hà Nội thường làm để dâng cúng tiên tổ mỗi khi nhà có cỗ hoặc nó là món ăn sáng và ăn xế... giản dị đã đi vào tiềm thức của nhiều người đó là món xôi vò chè đường hay còn gọi là chè hoa cau.
Chè đỗ đen, đỗ xanh vẫn là món truyền thống được yêu thích |
Sau này, chè Hà Nội thường được cho thêm trân châu, thạch đen, dừa nạo, tinh dầu chuối hoặc tinh dầu hoa bưởi vào món ăn để làm tăng sự tinh tế hấp dẫn cho người ăn.
Giữa lòng thủ đô náo nhiệt, hiện đại, những hàng chè năm xưa dù lẩn khuất trong những con hẻm xa xôi, hay đơn giản chỉ là gánh hàng rong ven đường, dưới gốc cây cổ thụ, vẫn là nét đặc trưng của ẩm thực đường phố Hà thành như quán xôi chè Bà Thìn ở phố Bát Đàn, quán chè Bốn mùa ở phố Hàng Cân, quán chè Huyền nằm ngay đầu phố Thiền Quang giao với Yết Kiêu…
Dù Hà Nội đã đổi thay rất nhiều, nhưng những quán chè truyền thống vẫn trở thành điểm đến thưởng thức hương vị cổ xưa cho nhiều thế hệ người Hà Nội. Nằm trải rác trên mọi con phố, không xa hoa, lung linh như nhiều hàng quán khác, những quán chè truyền thống luôn giữ được nét đặc trưng của phong vị đất Hà thành.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43