Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp Việt nỗ lực hồi phục kinh tế sau đại dịch

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã tạm lắng, đây là thời điểm để các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khắc phục hậu quả khó khăn, từng bước hồi phục kinh tế, vươn lên sau đại dịch.
Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19
Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp Việt nỗ lực hồi phục kinh tế sau đại dịch
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Đối phó với đại dịch Covid-19, với quan điểm thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân; vừa duy trì sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội, hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại; cả hệ thống chính trị và người dân Việt Nam đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Kết quả đạt được 6 tháng đầu năm 2020 là rõ nét, khả quan; song trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp, người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, còn rất nhiều việc phải làm, Chính phủ và doanh nghiệp cùng quyết tâm tìm các biện pháp khả thi để có thể tận dụng thời cơ và vượt qua khó khăn, thách thức, đạt kết quả tốt nhất trong năm nay và những năm tới.

Doanh nghiệp tự gỡ khó

Không chỉ có sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, bản thân các doanh nghiệp cũng tự đổi mới, sáng tạo, tự gỡ khó cho mình để hoạt động hiệu quả, phát triển hơn. Những việc làm đó đã đem lại nhiều tín hiệu khả quan về sự phục hồi tích cực của ngành Công Thương nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn cung nguyên liệu đầu vào bị đứt đoạn, khan hiếm và thị trường đầu ra giảm mạnh, nhất là thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, chi phí để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trở thành gánh nặng trong khi dòng tiền dần thiếu hụt, nhất là thiếu vốn lưu động để trả lương lao động (đây là gánh nặng lớn nhất), lãi vay, thuê mặt bằng và chi hoạt động thường xuyên khác; doanh thu sụt giảm, thậm chí thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã rất kiên cường, nỗ lực, sản xuất linh hoạt, bảo vệ người lao động rất đáng hoan nghênh, trân trọng. Tuy nhiên, khả năng cầm cự của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ còn hạn chế.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong dịch Covid-19, đến nay nhiều doanh nghiệp đã sớm lấy lại tâm thế và có chiến lược sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức: Vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hoá và xuất khẩu. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo hơn để tìm cơ hội thích ứng với bối cảnh mới, vượt qua thách thức bởi dịch COVID-19. - Ảnh TTO
Các doanh nghiệp tự chủ động, sáng tạo để tìm cơ hội thích ứng với bối cảnh mới, vượt qua thách thức bởi dịch Covid-19. - Ảnh TTO

Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã nỗ lực phục hồi, thậm chí tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý II/2020, Tập đoàn Vingroup có kết quả kinh doanh khá khả quan. Kết thúc quý II, Vingroup đạt doanh thu 23.000 tỉ đồng, dù giảm so với quý II/2019 nhưng lợi nhuận sau thuế của Vingroup vẫn khá cao, đạt 1.866 tỉ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Bất chấp khó khăn từ dịch bệnh, lũy kế sáu tháng đầu năm 2020 Vingroup đã đạt mức lãi cực lớn, lên đến 2.304 tỉ đồng.

Báo cáo tài chính quý II/2020 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi nhận doanh thu trong quý vừa qua tăng trưởng 35% so với cùng kỳ, đạt gần 20.700 tỉ đồng. Khoản lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn là 2.756 tỉ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lãi ròng cao kỷ lục trong lịch sử 30 năm kinh doanh của tập đoàn này.

Kết quả tích cực của quý II đã giúp Tập đoàn Hòa Phát đạt 40.145 tỉ đồng doanh thu và 5.060 tỉ đồng lợi nhuận ròng sau nửa đầu năm 2020. So với cùng kỳ, hai chỉ tiêu kinh doanh này cũng đã tăng lần lượt 29% và 31%.

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan cũng vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý II và nửa đầu năm 2020. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất vào nửa đầu năm 2020 đạt 35.404 tỉ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo hình thành các kịch bản để vực dậy nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệp, không chỉ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn mà còn có thể đón các cơ hội trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch.

Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, các bộ, ngành đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19 như: các chính sách tín dụng, lao động, bảo hiểm xã hội và đặc biệt là chính sách về thuế.

Hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức lớn do đại dịch Covid-19 đã được triển khai trong thời gian ngắn vừa qua.

Trong quý II/220, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều giải pháp, chính sách quan trọng như Nghị quyết 42/NQ- CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó Nhà nước chia sẻ trách nhiệm với doanh nghiệp trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020; về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; về mức thuế bảo vệ mội trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, như Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghiêm túc thực hiện thanh, kiểm tra doanh nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35 ngày 16/5/2016 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020.

Về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, trong quý II các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến thời điểm báo cáo, khuôn khổ pháp lý để triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cơ bản hoàn thiện.

Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành và địa phương và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát và điều chỉnh đơn giản, minh bạch các quy trình, thủ tục tiếp cận chính sách hỗ trợ DN về thuế, tín dụng, lao động... thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh tiến độ thanh toán các khoản nợ công cho các doanh nghiệp đúng quy định; khẩn trương hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp bù lãi suất có thời hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đồng hành cũng doanh nghiệp và người lao động sớm ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn.

PV(Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động