Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá
Lạng Sơn: Phát hiện 14,5 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ Trả giá đắt vì dễ dãi làm đẹp Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng |
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Trần Thị Nhị Thủy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc nhiều nhất; sử dụng thuốc lá còn gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế: Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chi phí kinh tế hằng năm cho việc sử dụng thuốc lá ở Việt Nam ước tính lên tới 108.000 tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP (năm 2022).
Quang cảnh hội thảo. |
Đứng trước những tác hại về sức khỏe, tổn thất về kinh tế do việc hút thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình, xã hội và môi trường, ngay trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã nhấn mạnh vấn đề tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng.
Tại Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được đưa vào chương trình, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Thị Nhị Thủy, từ nay đến khi Quốc hội khai mạc và cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là cơ hội để chúng ta đưa ra những thông tin đầy đủ, khoa học về tác hại của thuốc lá cũng như tác dụng của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, góp phần kiểm soát hành vi hút thuốc lá, bảo vệ sức khỏe của người dân, gia đình, xã hội và môi trường.
Bà Trần Thị Nhị Thủy, Vụ Trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảo. |
Chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và gây nên hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có tới hàng chục nghìn ca tử vong do thuốc lá và những ca tử vong này đều có thể phòng ngừa được.
Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc chiến chống tác hại của thuốc lá trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, với xu hướng hiện tại, chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá là giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới xuống dưới 36% vào năm 2030.
“Chúng ta cần hành động mạnh mẽ hơn để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân. Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là thực trạng giá thuốc lá rất rẻ ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua, thuốc lá ngày càng trở nên phù hợp với túi tiền của người dân hơn bởi giá của nó vẫn được giữ nguyên, trong khi thu nhập lại tăng, đây là điều chúng ta cần thay đổi, tăng thuế thuốc lá là cách nhanh và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này”, Tiến sĩ Angela Pratt nhấn mạnh.
Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng, chống tác hại thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho rằng, tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam giảm chậm, không đạt các mục tiêu quốc gia và cam kết quốc tế, sản lượng và tiêu thụ thuốc lá gần đây có xu hướng tăng nhanh; kinh nghiệm quốc tế cho thấy thuế thuốc lá là biện pháp chính giảm cầu nhưng ở Việt Nam thuế thuốc lá đang rất thấp; nếu không có các biện pháp can thiệp thuế thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ tăng thêm.
Ths. BS Nguyễn Tuấn Lâm chia sẻ tại hội thảo. |
“Có luận điểm cho rằng tăng thuế thuốc lá sẽ dẫn tới tăng buôn lậu nhưng với bối cảnh Việt Nam điều này không đúng, để ngăn chặn buôn lậu phụ thuộc vào sự thực thi, kiểm soát, ngăn chặn của các cơ quan chức năng. Khi tăng thuế thuốc lá sẻ giảm người hút thuốc, khi đó giảm tử vong và tăng sức khỏe cộng đồng”, Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm khẳng định.
Cùng chung quan điểm, Thạc sĩ Đào Thế Sơn, chuyên gia kinh tế cho biết, hiện nay có những quan ngại về tăng thuế thuốc lá đó là mức tăng quá sốc gây ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh; tác động tới buôn lậu; tác động tới việc làm.
Làm rõ hơn về những quan ngại này, Thạc sĩ Sơn cho rằng các chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu thụ cho thấy tình hình kinh doanh thuốc lá vẫn tăng trưởng tốt trong 10 năm vừa qua; chỉ số sản xuất/tiêu thụ có mức tăng chậm lại gần thời điểm các năm tăng thuế 2016, 2019, nhưng không đáng kể do đó rất cần tăng thuế ở mức đủ lớn để làm chậm lại đà tăng trưởng về tiêu thụ và giảm tiêu dùng.
Thạc sĩ Đào Thế Sơn, chuyên gia kinh tế chia sẻ tại hội thảo. |
Lo ngại tăng thuế thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới việc làm là thiếu cơ sở, việc làm trong ngành trồng thuốc lá cũng có tỷ lệ thấp và ngày càng giảm, ngay cả khi sản lượng tăng. Cụ thể, việc làm tạo ra trong ngành thuốc lá chỉ chiếm từ 0.39% đến 0.42% tổng việc làm trong nền kinh tế. Số liệu thống kê thực tế: ngay cả khi không tăng thuế thuốc lá thì việc làm trong ngành thuốc lá cũng tăng, giảm tùy năm (do tác động của cải tiến công nghệ). Thuốc lá là một ngành có đặc tính sử dụng ít lao động hơn so với các ngành khác. Tăng thuế có thể giảm việc làm trong ngành thuốc lá nhưng lại làm chuyển dịch tăng việc làm ở các ngành khác, làm tăng tổng việc làm của nền kinh tế.
Theo Thạc sĩ Sơn, không có mối liên quan giữa thuế thuốc lá cao và buôn lậu thuốc lá. Tại các quốc gia có mức giá thuốc lá thấp, tình trạng buôn lậu thậm chí lại xảy ra nhiều hơn so với những quốc gia có mức giá và thuế thuốc lá cao (như ở Ethiopia, Pakistan, Brazil có giá trung bình thuốc lá từ 0.55 - 1.3 USD và thị phần buôn bán thuốc lá lậu ở mức từ 33% - 46%).
Ngược lại, nhiều quốc gia có giá thuốc lá cao lại có thị phần buôn lậu thấp (như Hàn Quốc, Séc, Sri Lanka có giá trung bình thuốc lá từ 4 USD - 7 USD/bao và thị phần thuốc lá lậu là từ 0.8 - 2.9%)
Tiêu dùng thuốc lá lậu tại Việt Nam không nhất thiết phụ thuộc vào sự tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mà do nhiều lý do khác: Thuế nhập khẩu, vấn đề kiểm soát buôn lậu, thị hiếu tiêu dùng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ông Phạm Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí
Chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service
Cầu Giấy: Hoạt động công đoàn hướng về cơ sở, vì người lao động
TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025
Xe khách bị mắc kẹt trên cầu vượt Tây Sơn, tài xế bị xử phạt
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Tin khác
Các vườn mai tại TP.HCM tất bật vào Tết
Cộng đồng 10/01/2025 10:13
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026
Giáo dục 10/01/2025 06:18
Vì sao năm nay không có ngày 30 Tết?
Cộng đồng 10/01/2025 06:14
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Văn hóa 09/01/2025 15:17
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Văn hóa 09/01/2025 13:44
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV
Y tế 09/01/2025 12:29
Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân
Xã hội 09/01/2025 08:07
Ngân hàng Chính sách xã hội trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở Nghệ An
Cộng đồng 09/01/2025 07:24