Hà Nội dự kiến hỗ trợ học phí cho một số đối tượng trong năm học 2022-2023

Chính sách nhân văn, cụ thể hóa chủ trương coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu"

Năm học 2022-2023, Hà Nội dự kiến sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội, với tổng số đối tượng được hỗ trợ khoảng 30.566 người.
Hà Nội dành gần 893 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho năm học 2021-2022 TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí

Dự kiến sẽ hỗ trợ khoảng 30.566 học sinh

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh, người dân ở khu vực miền núi và các đối tượng chính sách trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hà Nội dự kiến thực hiện hỗ trợ học phí đối với các đối tượng theo mức thu học phí của năm học 2022-2023 được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết nghị.

Chính sách nhân văn, chăm lo tốt hơn cho nguồn nhân lực tương lai của Thủ đô
Năm học 2022-2023, Hà Nội dự kiến sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội, với tổng số đối tượng được hỗ trợ khoảng 30.566 người. Ảnh minh họa.

Theo dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, Hà Nội sẽ hỗ trợ 2 nhóm đối tượng, gồm:

Một là: Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi (gọi tắt là đối tượng 1).

Cụ thể, đối tượng 1 là trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi, gồm 13 xã: Huyện Ba Vì có 7 xã (Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài); huyện Thạch Thất có 3 xã (Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân); huyện Quốc Oai có 2 xã (Phú Mãn, Đông Xuân); huyện Mỹ Đức có 1 xã (An Phú).

Hai là: Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 50% và 70% học phí theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (không bao gồm các đối tượng 1) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội; học viên thuộc đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội (gọi tắt là đối tượng 2).

Về mức hỗ trợ, theo dự thảo Nghị quyết, sẽ hỗ trợ 100% mức thu học phí đối với học sinh học tại các xã miền núi và 100% phần học phí các đối tượng được hưởng chính sách còn phải đóng sau khi thực hiện chính sách giảm học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và các văn bản quy định khác có liên quan.

Về nguồn kinh phí dự kiến thực hiện, dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân Thành phố nêu rõ.

Trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 được giữ nguyên như năm học 2021-2022: Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 khoảng 9.136 triệu đồng. Trong đó, học sinh công lập khoảng 9.052 triệu đồng; học sinh dân lập, tư thục khoảng 84 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người.

Cụ thể: Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi khoảng 3.311 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 17.474 người. Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP học tại các cơ sở giáo dục của thành phố Hà Nội khoảng 5.825 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 13.092 người.

Trường hợp mức thu học phí năm học 2022-2023 thực hiện theo lộ trình quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP: Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 khoảng 17.700 triệu đồng. Trong đó, học sinh công lập khoảng 17.579 triệu đồng; học sinh dân lập, tư thục khoảng 121 triệu đồng với tổng số đối tượng khoảng 30.566 người.

Cụ thể: Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi khoảng 9.307 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 17.474 người. Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP học tại các cơ sở giáo dục của thành phố Hà Nội khoảng 8.393 triệu đồng, với tổng số đối tượng khoảng 13.092 người.

Minh chứng sinh động cho quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu"

Góp ý vào dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, nhiều ý kiến đều cho rằng đây là chính sách có ý nghĩa nhân văn, kịp thời, tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội, đó là tập trung chăm lo nguồn nhân lực tương lai bằng hành động, việc làm cụ thể, qua đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục - là quốc sách hàng đầu.

Đồng thời các ý kiến cũng khẳng định: Việc xây dựng Nghị quyết hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022-2023 là chính sách ưu việt và là đặc thù riêng của thành phố Hà Nội.

Bày tỏ quan điểm đồng tình và nhất trí cao với chủ trương được nêu trong dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Hoàng Giáp - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa cho rằng: Đây cũng là sự quan tâm hơn của thành phố Hà Nội với những chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP; đi kèm với hỗ trợ một số nhóm đối tượng cụ thể.

“Chúng tôi cho rằng rất cần chính sách hỗ trợ như thế này để bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền địa phương thực sự thấy mừng cho một bộ phận nhân dân được thụ hưởng”, ông Giáp nhấn mạnh.

Cũng đồng tình và bày tỏ tán thành cao với chính sách hỗ trợ nêu trong dự thảo Nghị quyết, bà Quách Thị Mai Dung - nguyên Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho rằng: Một trong những chính sách nhất quán của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Do đó, ngân sách Nhà nước luôn luôn là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo hoạt động cho các cơ sở giáo dục.

Việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 rất cần thiết, nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời giải quyết một phần khó khăn cho các đối tượng trẻ em mầm non và học sinh sinh phổ thông thuộc diện chính sách ưu tiên.

Bà Dung cũng nêu thực tế: Hiện nay, thực trạng cấp học mầm non Hà Nội năm học 2021-2022 có trên 30% trẻ em mầm non đang được chăm sóc giáo dục tại các trường mầm non ngoài công lập với mức học phí đóng rất cao, có trường thu học phí tới 12 triệu đồng/tháng. Theo đó, để tiến tới bình đẳng cho trẻ em khi đến trường, bà Dung đề nghị Thành phố hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non ngoài công lập như đối với học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập được quy định tại khoản a mục 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Chiều ngày 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục.
Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Sau 7 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành Giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Xem thêm
Phiên bản di động