Chỉnh sửa, thay thế một số nội dung trong bộ sách Cánh Diều
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị rà soát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Chưa đủ căn cứ nói chương trình lớp 1 nặng Thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo |
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại buổi giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 20/10.
Điều chỉnh nội dung chưa phù hợp
Cả nước hiện có khoảng 14.000 trường Tiểu học với gần 500.000 giáo viên, trong đó có khoảng 100.000 giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Thực hiện theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, các nhà trường đã tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo đúng quy định.
Kết quả, bộ sách Cánh Diều được chọn nhiều nhất với 32%; tiếp đến là bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với 28%... Bộ sách được lựa chọn ít nhất là bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục với khoảng 8%.
Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều được phản ánh có một số nội dung chưa phù hợp. (Ảnh minh họa: Dương Tâm) |
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (Sách do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.
Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Sau quá trình rà soát nghiêm túc các ngữ liệu trong sách, để sách hoàn chỉnh và đảm bảo tính phù hợp hơn, Hội đồng thẩm định đề nghị các tác giả điều chỉnh, cung cấp một số ngữ liệu để gợi ý cho giáo viên và các nhà trường lựa chọn sử dụng trong quá trình dạy học.
Một số từ ngữ như “nhá”, “nom”, “quà... quà...”, Hội đồng thẩm định đã khuyến nghị ở Biên bản vòng 1, sau khi rà soát, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn. Một số từ ngữ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như “chén”, “cuỗm”, “tợp”, “dưa đỏ”, “lồ ô”, “be be”, “lỡ xô”, “bê đồ” “ti vi”, “bế”, “khổ mỡ”, Hội đồng thẩm định đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp.
Một số đoạn/bài như “Hai con ngựa”, “Cua, cò và đàn cá”, “Lừa, thỏ và cọp”, sau khi rà soát sách, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản. Một số đoạn/bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Ve và gà”, “Ước mơ của tảng đá”, “Quạ và chó”, Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp.
Hội đồng thẩm định cũng đề nghị các tác giả khi lựa chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.
Linh hoạt giải pháp thực hiện
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả, đúng quy định, ngày 5/10/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.
Đặc biệt, để xử lý kịp thời, hiệu quả các khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Nhà xuất bản, các tác giả viết sách giáo khoa thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Đồng thời chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ động lựa chọn ngữ liệu khác phù hợp (nếu cần thiết) để tổ chức dạy học cho học sinh căn cứ vào yêu cầu của ngữ liệu được quy định trong Chương trình Ngữ văn, căn cứ vào trình độ học sinh, căn cứ vào mục tiêu của hoạt động dạy học đúng theo quy định của chương trình và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn sách giáo khoa; việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu sách giáo khoa khi Hội đồng thẩm định đánh giá "Đạt” và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành.
Việc trưng cầu ý kiến này dự kiến được thực hiện trên cổng thông tin của Bộ, tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02