Chống hàng giả, gian lận thương mại: Vẫn chỉ mới “cắt ngọn”!

(LĐTĐ) Thời gian qua dù các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ góp phần lành mạnh hóa thị trường, vì quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn còn diễn ra, những cá nhân, tổ chức núp trong “bóng tối” để tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn chưa thể xử lý triệt để.
Chung tay chống hàng giả, hàng nhái Đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng: Phát huy sức mạnh các mũi giáp công

Nhận thức của người dân về hàng giả, hàng nhái còn hạn chế

Đánh giá về những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, tại hội thảo “Nhận diện khó khăn, thách thức trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, do Viện Kinh tế Việt Nam và Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia đã nhìn nhận và đánh giá, nhìn nhận thẳng thắn những tồn tại, hạn chế và thách thức trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống hàng giả, gian lận thương mại: Vẫn chỉ mới “cắt ngọn”!
Nhận thức của người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái vẫn còn hạn chế. Ảnh Đ.Đ

Thông tin tại hội thảo cho thấy, trong thời gian qua, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đồng thời có nhiều biện pháp quản lý, ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mặc dù vào cuộc sát sao, tuy nhiên, thực tế hiện nay hàng giả, hàng nhái vẫn được tiêu thụ công khai; trong khi đó, việc tổ chức sản xuất thì lại diễn ra trong "bóng tối"; điều này khiến những nỗ lực ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa thể xử lý một cách triệt để. Trong khi đó, các giải pháp, chính sách của Nhà nước vẫn chỉ mới “cắt ngọn” vấn nạn, chưa đủ cách thức và sức nặng răn đe để loại trừ vấn nạn từ gốc rễ.

Không dừng lại ở mức độ vụ việc, hành vi đơn lẻ, hàng giả, hàng nhái đã thật sự trở thành một “ngành công nghiệp” đen tối đục ruỗng nền kinh tế đất nước, tàn phá sức khỏe và quyền lợi của nhân dân, phá hoại thành quả của nhà sản xuất kinh doanh chân chính, gây hoang mang xã hội, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa chân chính trong mục tiêu phát triển trong nước và vươn ra thế giới.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) cho rằng, thực tiễn cho thấy nổi lên các khó khăn, thách thức trong đấu tranh chống sản xuất kinh doanh hàng giả. Trong đó, thủ đoạn của các đối tượng vận chuyển, nhập lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là thường xuyên thay đổi để đối phó với lực lượng thực thi. Trong khi đó, hệ thống pháp luật để xử lý vấn nạn này lại chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp so với yêu cầu thực tế.

Cùng với đó, công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các bên liên quan vẫn chưa đủ mạnh. Và đặc biệt đó là nhận thức của người dân về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn còn hạn chế, điều này dẫn đến việc xử lý các hành vi vi phạm chưa thể triệt để.

Nêu quan điểm về vấn đề trên, TS. Phan Thế Thắng, Ban bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, nguyên nhân sâu xa của việc tồn tại và phát triển của hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến những bất cập trong cơ chế quản lý, do sự vô tình “tiếp tay” của người tiêu dùng. Mặt khác còn có sự ngại động chạm đến kiện cáo của người tiêu dùng cũng như ý thức tự bảo vệ của doanh nghiệp với chính sản phẩm của mình chưa cao.

Cần nâng cao chế tài tăng tính răn đe

Đề cập đến giải pháp hạn chế sản xuất, kinh doanh hàng giả, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, trên cơ sở nhận diện những thách thức như đã nêu, các giải pháp hiệu quả trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả thời gian tới vẫn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan thực thi, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đi đôi với rà soát quy định của pháp luật để tăng tính răn đe.

Tại hội thảo, xu hướng truy xuất nguồn gốc tiên tiến “EPC Global, các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc phân định các vật phẩm và tài sản sử dụng RFID” hiện được nhiều nước áp dụng đã được chia sẻ bởi TrueData. Đây là một giải pháp theo vết, chống giả sản phẩm “Made in Việt Nam” với giải pháp sử dụng chíp RFID của Tập đoàn NXP Semiconductors (Tập đoàn chíp bán dẫn định danh hàng đầu thế giới) hợp chuẩn GS1, không thể sao chép, làm giả.

Đây là giải pháp cập nhật dữ liệu của sản phẩm theo thời gian thực trong hành trình từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Việc dữ liệu đi song song với đường đi của sản phẩm dễ dàng chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm, ở khâu nào vi phạm (sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng). Dễ dàng phân biệt sản phẩm thật, giả cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, người tiêu dùng với kết quả chính xác theo thời gian thực và chi phí “không” đồng.

Giải pháp này cũng dễ dàng kết nối với các nền tảng phần mềm quản lý của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chi phí thiết bị đầu cuối tiếp cận “0” đồng, cho người tiêu dùng là “0” đồng. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề xuất một số vấn đề cần tập trung, nhằm bảo đảm tạo ra giải pháp hiệu quả trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực quản lý hàng hóa, giải pháp phải dễ dàng xác định sản phẩm chính hãng, như vậy cơ quan chức năng không phải chờ giám định gây tốn kém, tổn thất nhiều thời gian và chi phí cho các bên liên quan.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng đề nghị, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và chủ thể quyền sử hữu trí tuệ. Các nhà sản xuất cũng cần phải lựa chọn các giải pháp nhằm bảo vệ sản phẩm thương hiệu của mình, áp dụng truy xuất nguồn gốc với các tem nhãn không thể làm giả, sao chép.

Trong khi đó, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, sử dụng công cụ hiệu quả, dễ tiếp cận để phân biệt, từ chối mua hàng, đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm, qua đó, bảo đảm sản xuất tiêu dùng bền vững.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng

Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên (sinh năm 1989; trú tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới

Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC) và 12 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng

Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng

(LĐTĐ) Sau thời gian tổ chức trinh sát, nắm tình hình, lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt giữ 02 phương tiện thủy đang khai thác cát trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương

Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương

(LĐTĐ) Các đối tượng đã sử dụng số tiền trên 5,5 tỷ đồng, cho vay tổng cộng 22 khoản vay, giá trị các khoản vay từ 80 triệu đến 350 triệu đồng với lãi suất từ 292%/năm - 1.000%/năm.
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy

Không khoan nhượng với tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy luôn là cuộc chiến vô cùng cam go, phức tạp và nguy hiểm. Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Hà Nội đã triệt phá nhiều vụ án, đường dây mua bán ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động