Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới

(LĐTĐ) Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại Hà Nội hiện nay, số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, vi rút adeno, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ… vẫn đang lưu hành. Trước thực tế đó, ngành Y tế Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm và tổ chức cấp cứu, khám, điều trị kịp thời để người dân được an tâm đón Tết.
Hà Nội quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông

Không chủ quan trước dịch bệnh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội cũng diễn biến phức tạp theo xu hướng chung của thế giới và cả nước nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ vào giai đoạn đầu năm sau đó giảm mạnh; các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, bệnh do vi rút adeno tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021; các dịch bệnh lưu hành khác như: Sởi, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản vẫn ghi nhận rải rác.

Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới
Bệnh viện đa khoa Hà Đông chủ động phòng chống rét cho bệnh nhân trong mùa đông.

Cụ thể, đối với dịch bệnh Covid-19, tính từ 1/1/2020 đến 7/12/2022, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.636.408 trường hợp mắc Covid-19 và 1.406 trường hợp tử vong, trong đó riêng năm 2022 toàn Thành phố đã ghi nhận 1.587.422 ca mắc và 1.110 ca tử vong. Dịch bệnh gia tăng mạnh mẽ giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2022 và đạt đỉnh vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 sau đó giảm mạnh. Hiện tại, trên địa bàn Thành phố ghi nhận vài chục ca bệnh/ngày. Tuy nhiên, kết quả giám sát sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 cho thấy, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận các biến chủng mới của vi rút theo xu hướng chung toàn cầu như BE, BF bên cạnh dòng biến thể phụ BA.5 của Omiron đang chiếm ưu thế vượt trội.

Song song với công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong năm vừa qua, ngành Y tế Hà Nội cũng chủ động các biện pháp phòng dịch ngay từ sớm. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến ngày 16/9, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 18.788 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5,6 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021, trong đó có 22 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

So với tháng 10 và tháng 11/2022, CDC Hà Nội đánh giá, số ca mắc mới sốt xuất huyết hiện đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Hiện nay, thời tiết đã lạnh hơn với mức nhiệt độ không thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Dự báo, số ca mắc sẽ giảm dần trong thời gian tới. Dù vậy, người dân không nên chủ quan, vì thời tiết trở lạnh song nhiệt độ chỉ giảm về đêm và sáng sớm, thời tiết vẫn có nắng từ trưa đến chiều. Do đó, muỗi truyền bệnh vẫn có thể sinh sôi, hoạt động.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…

Tuy nhiên, có nhiều người sốt xuất huyết diễn tiến bệnh nặng từ ngày thứ 4, hạ tiểu cầu, sốc xuất huyết, nhưng không biết và đến viện muộn đã rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 22 ca tử vong, trong khi năm 2011 không ghi nhận ca nào.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, ước tính tới 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, đe doạ tính mạng. Sốt xuất huyết có thể từ không có triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nguy kịch, nặng. “Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do căn nguyên khác (cúm A,B, vi rút hợp bào hô hấp - Rsv… trong những ngày đầu của bệnh). Vì biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết không đặc hiệu nên cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (sốc) sớm, để nhanh chóng nhập viện và can thiệp sớm, giảm nguy cơ tử vong”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích thêm.

Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến 7/12, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.612 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận huyện thị xã và tăng 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Dịch bệnh gia tăng nhanh từ tháng 5/2022, đạt đỉnh vào tháng 6/2022 sau đó giảm dần. Hiện tại, hàng tuần chỉ ghi nhận 1 vài ca bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố vẫn ghi nhận các dịch bệnh khác như: Sởi, rubella; liên cầu lợn; viêm não Nhật Bản; uốn ván người lớn....

Đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt, thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan. Bởi vậy, ngành Y tế Thủ đô, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Trong đó, nhằm đảm bảo đáp ứng công tác y tế để người dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đảm bảo y tế phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; đảm bảo y tế cho các hoạt động lễ hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao mừng Đảng mừng Xuân diễn ra trên địa bàn Thành phố…

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, chủ động phát hiện sớm ổ dịch, xử trí kịp thời, triệt để không để dịch bệnh bùng phát. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Cùng với đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, cấp cứu. Trong đó, có thường trực cấp cứu tại đơn vị và sẵn sàng tham gia cấp cứu ngoại viện, đáp ứng y tế 24/24 giờ; tạo điều kiện, có chế độ hỗ trợ các bệnh nhân được đón Tết ấm cúng, chu đáo tại cơ sở điều trị. Đồng thời, tổ chức triển khai tốt công tác đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng Xuân và các Lễ hội diễn ra trên địa bàn Hà Nội; thực hiện nghiêm công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng giao CDC Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố theo hướng chuyên nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, xét nghiệm, điều tra, xử lý ổ dịch cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã. Đồng thời, theo dõi tình hình, đánh giá nguy cơ, dự báo xu hướng, diễn biến dịch bệnh đậu mùa khỉ và đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Cũng theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh do sốt xuất huyết hay các bệnh về đường hô hấp… các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay khử khuẩn thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, người dân nên đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ăn uống đủ chất, tập thể dục để nâng cao thể trạng. Riêng với những bệnh có vắc xin, như cúm, Covid-19… người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời; không tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động