Chủ động lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

(LĐTĐ) Bắt đầu từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới. Cùng với việc khẩn trương chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên thì việc lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy trong các nhà trường là khâu rất quan trọng.
Tổ chức cho giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Tháng 2/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Danh mục này gồm 32 sách giáo khoa lớp 2 của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cùng sách giáo khoa môn tự chọn Tiếng Anh; 40 sách giáo khoa lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Chủ động lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6
Năm học 2021 - 2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới. Ảnh minh họa: P.T

Đối với lớp 2, mỗi môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm có 3 sách giáo khoa; môn tự chọn Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa được phê duyệt. Đối với lớp 6, mỗi môn Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm và Hướng nghiệp có 3 sách giáo khoa; môn Tin học có 2 sách và môn Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa được phê duyệt.

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, làm căn cứ để các địa phương triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 2 và lớp 6 từ năm học 2021-2022.Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo tới các Phòng Giáo dục và Đào tạo về danh mục sách giáo khoa; xây dựng kế hoạch lựa chọn sách; phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo hình thức trực tuyến nhằm tạo cầu nối để cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn có cơ hội hiểu rõ hơn về các bộ sách.

Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Lê Hồng Vũ, việc tổ chức giới thiệu sách giáo khoa theo hình thức trực tuyến vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, vừa tạo điều kiện để tất cả giáo viên dạy lớp 2, 6 tiếp cận với sách mới. Trực tiếp nghe các chủ biên, tác giả sách giáo khoa giới thiệu về tính ưu việt của từng cuốn sách, những điểm mới trong nội dung, phương pháp tiếp cận...giáo viên có thêm căn cứ lựa chọn sách giáo khoa phù hợp.

Đảm bảo minh bạch, chất lượng

Nếu như năm học 2020-2021, các nhà trường tự quyết định lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy, thì theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, từ năm học 2021-2022, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa dựa trên căn cứ đề xuất của các nhà trường để lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo đúng quy trình, minh bạch, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục.

Được biết, ngày 10/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 1157/QĐ-UBND ban hành quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Quyết định, có hai tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại, các trường Tiểu học, Trung học trên cơ sở trên địa bàn Hà Nội đang tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6.Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng) Nguyễn Phương Hoa cho biết, nhà trường đã rà soát, lập danh sách giáo viên đảm nhận dạy các lớp 2, trong đó có cả số lượng giáo viên dự phòng. Các giáo viên đang tập trung nghiên cứu sách thông qua mạng Internet từ các địa chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp; tổ chức thảo luận để xác định rõ hơn các ưu điểm, tính phù hợp của từng cuốn sách.

Tại Trường Tiểu học Đa Tốn (huyện Gia Lâm), nhà trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các bộ sách giáo khoa theo nhiều hình thức khác nhau: Nghiên cứu sách lớp 1 theo Chương trình mới để tiếp cận với phương pháp và kế hoạch triển khai lớp 2; cập nhật các thông tin trên mạng Internet và sách báo; trao đổi với nhau trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, họp chuyên môn…

Qua tiếp cận với các bộ sách giáo khoa lớp 2 mới, cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên dạy lớp 2, Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) nhận thấy các bộ sách đều rất hay, nội dung phong phú, hòa nhập với xu thế giáo dục hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực của học sinh và tăng cường khả năng thực hành. Đặc biệt hơn, có những bộ sách còn đưa các nhân vật hoạt hình thân thiện, dễ gần vào để đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học; đồng nhất trong các môn học và luồng kiến thức, cho học sinh những tư duy hình ảnh cố định về nhân vật dẫn dắt. “Tôi thấy sách thật sự là cầu nối,là kho học liệu, cung cấp nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo để giáo viên, kể cả những giáo viên có tuổi cũng có thể tiếp cận với những đổi mới, sáng tạo. Các tác giả không chỉ trình bày nội dung học tập mà còn cố gắng tối đa thể hiện cách học của học sinh trên từng trang sách, tích hợp giao tiếp, tích cực hoá hoạt động và kích thích được hứng thú của học sinh” - cô giáo Đặng Hoàng Hà chia sẻ.

Cũng theo cô giáo Đặng Hoàng Hà, để lựa chọn được sách giáo khoa, bản thân giáo viên phải là người hiểu, yêu thích và sẵn sàng đón nhận chương trình sách giáo khoa mới; hiểu được nhu cầu đổi mới sách giáo khoa là cấp thiết, bám sát vào nội dung và đi sâu vào phương pháp dạy học của từng đối tượng dựa theo đặc trưng của từng địa phương; lấy tiêu chuẩn gần và dễ thích ứng nhất với đối tượng chính là học sinh để lựa chọn cho học sinh cầu nối gần nhất để đến với tri thức.

Tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm), nhà trường yêu cầu giáo viên đọc kỹ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông để nắm rõ nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa. Nhằm bảo đảm quy trình chọn sách minh bạch, chất lượng, các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đánh giá các sách giáo khoa. Giáo viên sẽ bỏ phiếu kín chọn ít nhất một sách giáo khoa cho môn học mà mình dạy.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 được thực hiện theo các bước quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Để danh mục sách giáo khoa đưa vào sử dụng thực sự chất lượng, các nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu sách bằng nhiều hình thức. Khi đề xuất lựa chọn sách, ngoài các nội dung chuyên môn, giáo viên cần lưu ý về sự phù hợp của sách đối với điều kiện dạy học tại địa phương và học sinh.

Dự kiến chậm nhất vào đầu tháng 4/2021, thành phố Hà Nội sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong các nhà trường.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động