Chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm “vùng xanh”

(LĐTĐ) Cùng với việc thiết lập các “vùng xanh” an toàn ở những khu vực đảm bảo công tác phòng, chống dịch và kiểm soát tốt các ca nhiễm Covid-19, việc các doanh nghiệp, người dân quay trở lại với hoạt động sản xuất, lao động trong trang thái “bình thường mới” cho thấy những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, để đảm bảo được tư liệu sản xuất, bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền, thì việc chủ động, linh hoạt ứng biến với dịch bệnh của các doanh nghiệp, cá nhân đã giúp chuỗi cung ứng tại các địa phương không bị đứt gãy.
Huyện Phú Xuyên: Bảo vệ vững chắc “vùng xanh”, thúc đẩy phát triển kinh tế Quyết giữ “vùng xanh” bình yên Nhiều huyện của Thủ đô nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất an toàn tại các “vùng xanh”

Linh hoạt đảm bảo tư liệu sản xuất

Tại các địa phương thuộc khu vực “vùng xanh” ở Hà Nội, sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, nhiều bà con tại các địa phương “vùng xanh” đã được chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn về việc tập trung duy trì sản xuất như không tập trung quá 5 người/khu vực, bảo đảm khoảng cách 2m giữa hai người để tránh lây lan dịch bệnh, đảm bảo quy tắc 5K…

Là một trong những địa phương có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, vì thế, sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, nhiều Hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện Thanh Oai đã lập tức đã bắt tay vào sản xuất, hoạt động bình thường. Để đảm bảo việc sản xuất, chuỗi cung ứng được đảm bảo thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, lao động, huyện Thanh Oai đã có văn bản yêu cầu 23 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chủ động xây dựng kịch bản sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm “vùng xanh”
Hợp tác xã Đoài Phương đã linh hoạt và chủ động trong việc tìm nguồn nguyên liệu cung đảm bảo sản xuất

Trong đó, huyện Thanh Oai cũng chỉ rõ, các Hợp tác xã cần tập trung trồng luân canh các giống rau ngắn ngày và chuẩn bị nguồn giống gia súc, gia cầm để tăng đàn vật nuôi...nhằm tăng nguồn cung ứng nông sản, đảm bảo nhu cầu về lượng thực, thực phẩm cho người dân địa phương cũng như sẵn sàng cung ứng cho các quận nội thành.

Ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc trở lại sản xuất, huyện đã giao cho Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị rà soát các đối tượng đề nghị cấp giấy lưu thông cho phương tiện vận chuyển vật tư, hàng hóa để tham mưu Sở Giao thông vận tải Hà Nội cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn vận chuyển hàng hóa, nông sản cho nông dân. Đồng thời, xây dựng phương án hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, nông sản, đảm bảo chuỗi cung cầu thông suốt...

Đề cập đến công tác bảo đảm an toàn để duy trì sản xuất trong thời điểm giãn cách xã hội, cũng như tại thời điểm Hà Nội đã phân 3 vùng kiểm soát, ông Đỗ Hùng Cường, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An (Thanh Oai, Hà Nội) chia sẻ, việc bảo đảm các quy định phòng, chống dịch được Hợp tác xã thực hiện rất nghiêm ngặt. Trong đó, Hợp tác xã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các thành viên đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, thực hiện sát khuẩn, đeo khẩu trang...Đặc biệt, sau khi Thanh Oai được xác định là “vùng xanh”, để đảm bảo việc cung ứng nông sản kịp thời cho người dân, đặc biệt là khu vực “vùng đỏ”, các hộ dân trong hợp tác xã đã đẩy mạnh việc sản xuất các giống rau ngắn ngày, qua đó bảo đảm nguồn cung liên tục, kịp thời.

Cũng giống như Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An, tại Hợp tác xã Đoài Phương (Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây), thời điểm giãn cách xã hội việc sản xuất tại Hợp tác xã gặp nhiều khó khăn do Thành phố siết chặt công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị từ trước về nguồn thức ăn cho gia cầm, cũng như việc đảm bảo cung ứng con giống, sản phẩm gà Mía…nên chuỗi cung ứng của hợp tác xã không bị ảnh hưởng nhiều. Các thành viên vẫn đảm bảo việc sản xuất, chăn nuôi theo đúng kế hoạch, hợp đồng cung ứng đã ký kết.

Anh Nguyễn Huy Ba, thành viên Hợp tác xã Đoài Phương cho biết, vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất là nhiệm vụ rất khó khăn. Tuy nhiên, với sự ứng biến linh hoạt, chủ động của Hợp tác xã và các xã viên nên chuỗi cung ứng của Hợp tác xã không bị đứt gãy. Nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên có thời điểm việc vận chuyển sản phẩm, vận chuyển thức ăn chăn nuôi cho gia cầm gặp khó khăn. Để giải quyết khó khăn này, các sản phẩm, thức ăn chăn nuôi…được chuyển đến đầu các điểm chốt, sau khi thực hiện các biện pháp khử khuẩn, các xã viên sẽ phải tự chủ động vận chuyển về chuồng trại. Nhờ đó, việc sản xuất, chăn nuôi và cung ứng sản phẩm cho đối tác được diễn ra bình thường.

Chủ động nguồn cung ứng, tiêu thụ sản phẩm

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều địa phương ở Hà Nỗi đã xuất hiện các F0 và phải thực hiện cách ly, phong tỏa theo quy định phòng, chống dịch. Việc phải cách ly không chỉ khiến cuộc sống của người dân gặp khó khăn, mà việc sản xuất, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, nông sản của người dân cũng gặp nhiều bất cập. Để giải quyết vấn đề này, nhiều địa phương, doanh nghiệp và người dân đã có những sáng kiến hay không chỉ đảm bảo sản xuất, mà còn đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm một cách kịp thời.

Chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm “vùng xanh”
Người dân tại "vùng xanh" đã bắt tay vào sản xuất ngay sau khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp giãn cách

Là một trong những xã phải chịu phong tỏa do xuất hiện nhiều trường hợp F0 trên địa bàn, cũng như các địa phương khác, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội), cùng với chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã Kim Sơn đã tuyên truyền, vận động được hơn 40 cán bộ, hội viên nông dân địa phương tích cực tham gia 11 chốt trực của xã. Không chỉ trực chốt, cán bộ, hội viên Hội Nông dân và chính người Chủ tịch Hội Bùi Văn Quyên đã trực tiếp thực hiện nhiều nhiệm vụ như tham gia điều tra, truy vết các F, phun khử khuẩn tại các khu vực nguy cơ cao trong xã và vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm đến tận các gia đình đang bị cách ly y tế…

Bên cạnh công tác chung tay phòng, chống dịch, một trong những điều mà Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Sơn luôn băn khoăn, trăn trở là làm sao có thể tiêu thụ được sản phẩm chuối đã đến kỳ thu hoạch của nông dân trong xã. Theo đó, để hỗ trợ kịp thời cho người dân, ông Bùi Văn Quyên đã liên hệ với Phòng Kinh tế huyện, Hội Nông dân huyện Gia Lâm và các thương lái ở địa phương khác ngoài huyện giúp bà con nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực ấy, trong suốt thời gian giãn cách, các thương lái đã đến tận xã để thu mua lượng lớn sản phẩm chuối của nông dân Kim Sơn, giúp nông dân giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra…

Cũng nỗ lực tìm nguồn ra cho sản phẩm, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, ông Lê Hồng Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã Tình Thương (Mỹ Đức) cho biết, là hợp tác xã sản xuất lĩnh vực tăm tre, với phần lớn số lao động là người khó khăn, người khuyết tật, do đó khi Hà Nội thực hiện giãn cách, các sản phẩm tiêu thụ giảm sút đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống người lao động. Tuy nhiên, nhờ có sự chuẩn bị sẵn về nguồn hàng, cũng như được chính quyền địa phương tạo điều kiện trong việc cấp giấy phép “luồng xanh” cho xe ô tô cung cấp sản phẩm, thu mua nguyên liệu, nên công việc của các hội viên không bị đứt gãy.

“Do có sự chuẩn bị sẵn về nguồn hàng, nên các xã viên của Hợp tác xã vẫn được đảm bảo cung cấp đủ tư liệu, sản phẩm để sản xuất. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe xã viên và người lao động, cũng như đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Hợp tác xã đã tạo điều kiện để các xã viên mang hàng về nhà làm. Nhờ đó, việc sản xuất, cung ứng sản phẩm vẫn được đảm bảo đầy đủ. Do đó, khi Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách tại các địa phương “vùng xanh”, Hợp tác xã nhanh chóng nối lại các điểm phân phối, cung ứng để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh nhất, qua đó, giúp người lao động ổn định việc làm và đời sống”, ông Mạnh cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người lao động, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".

Tin khác

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động