Chủ động xây dựng phương án, nỗ lực duy trì dạy và học
Ứng phó linh hoạt
Ghi nhận thực tế những ngày qua cho thấy, công tác dạy và học của hầu hết các trường học trên địa bàn Thành phố đã dần đi vào nền nếp, hiệu quả. Đặc biệt, khi phát hiện có ca F0, các nhà trường đều chủ động xử lý, hạn chế tối đa sự xáo trộn, bảo đảm an toàn cho mọi học sinh.
Học sinh được yêu cầu đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn ngay từ cổng trường. |
Chỉ 3 ngày sau khi đến trường học trực tiếp, Trần Nguyễn Thái An (học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) đã trở thành F1 của 1 bạn học cùng lớp. Sau khi nhận được thông báo từ gia đình học sinh là F0, giáo viên chủ nhiệm lớp đã lọc danh sách F1 là các học sinh tiếp xúc gần với học sinh này để chuyển các em sang học trực tuyến tại nhà. Sau 7 ngày, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, các em sẽ đi học lại.
Cùng đó, phòng học có học sinh F0 cũng được khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay trở lại sau khi đi học tạm ở một phòng học khác do nhà trường bố trí.
Không chỉ có học sinh là F0, F1, nhiều trường học đã phát hiện trường hợp giáo viên liên quan đến yếu tố dịch tễ, phải dạy học trực tuyến. Chẳng hạn như tại Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai), có buổi học, các giáo viên có giờ dạy ở một lớp đều không thể đến trường do liên quan đến yếu tố dịch tễ.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định Lê Việt Dương, nhà trường đã khẩn trương ứng phó linh hoạt theo đúng hướng dẫn liên ngành Y tế - Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, bình tĩnh xử lý các tình huống, tránh gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh, đồng thời hạn chế tối đa xáo trộn việc dạy và học.
Đối với lớp có học sinh là F0, nhà trường lấy danh sách các F1 để chuyển sang học trực tuyến. Nếu lớp có giáo viên của cả 5 tiết liên quan đến yếu tố dịch tễ, nhà trường thông báo kịp thời để tất cả học sinh lớp đó không phải đến trường mà ở nhà học trực tuyến ngày hôm đó, hôm sau lại đến trường học trực tiếp các môn khác.
Nhà trường, phụ huynh cùng phối hợp
Việc chuyển học trực tiếp - trực tuyến liên tục khiến nhiều gia đình học sinh bối rối. Nhiều phụ huynh cho biết, họ mong con được đi học để tránh xa các thiết bị điện tử và có cơ hội học tập, giao lưu, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trước nguy cơ lây nhiễm hiển hiện, họ lại e ngại khi cho con đến lớp.
Trong việc dạy song song cả trực tuyến và trực tiếp, các nhà trường cần nghiên cứu để có phương pháp phù hợp, đảm bảo thuận lợi cho giáo viên và học sinh. (Ảnh minh họa) |
Chị Phạm Hoài An (quận Đống Đa) lo ngại khi lớp của con thông báo có học sinh F0. Con của chị trở thành F1 và phải chuyển sang học trực tuyến. Không quá lo về việc học trực tuyến do đã quá quen thuộc nhưng gia đình chị lại băn khoăn khi hết thời gian tạm nghỉ và trở lại lớp, con mình vẫn phải đối diện với nguy cơ trở thành F0, F1 bất cứ lúc nào.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, Sở đã yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Trong việc dạy song song cả trực tuyến và trực tiếp, các trường cần nghiên cứu để có phương pháp phù hợp, đảm bảo thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, các đơn vị, nhà trường cần quan tâm hỗ trợ học sinh, tránh gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh; sử dụng hiệu quả thời gian học sinh đến trường để dạy các nội dung cốt lõi, tránh gây quá tải đối với học sinh. |
“Nhà trường đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện phòng, chống dịch và xử lý các tình huống, phần lớn học sinh cũng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn luôn thường trực. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với nhà trường để duy trì việc học tập cho các con, song tâm lý của cả gia đình và học sinh đều bị ảnh hưởng nhất định”, chị Phạm Hoài An chia sẻ.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) Nguyễn Mỹ Hảo, sau một tuần đón học sinh trở lại trường, việc học trực tiếp kết hợp với trực tuyến ở một số lớp có học sinh F0 đôi khi chập chờn do đường truyền mạng Internet không ổn định, gây quá tải. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho các học sinh học trực tuyến tại nhà.
Trường đã lắng nghe, tiếp thu các phản ánh từ phụ huynh, học sinh và có sự điều chỉnh kịp thời. Ngay đầu tuần thứ hai học sinh trở lại trường, trường đã lắp đặt thêm các thiết bị để nâng chất lượng đường truyền. Đến nay, hình ảnh, âm thanh từ các lớp đến học sinh học trực tuyến đã rõ nét, đảm bảo cho việc dạy và học.
Được biết, năm học 2021-2022, ở 18 huyện, thị xã có hơn 455.000 học sinh Tiểu học, gần 75.000 học sinh lớp 6. Số học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của toàn Thành phố là gần 660.000 học sinh. Trừ những em có yếu tố dịch tễ, số học sinh kể trên đã trở lại trường học trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02