Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ Số ca mắc sởi ở các tỉnh phía Nam tăng cao |
Tại Khoa Nhi của Bệnh viện, các giường bệnh đã chật kín vì trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện khá đông, khu vực điều trị bệnh nhi mắc sởi được tách riêng để tránh lây nhiễm.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhi. |
Có con mắc sởi đang điều trị tại Khoa Nhi, chị Đinh Thị Phương (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Cháu nhập viện trong tình trạng sốt triền miên, cháu sốt đến ngày thứ 5, xuất hiện mẩn đỏ, phát ban khắp người và được xét nghiệm, chẩn đoán mắc bệnh sởi. Khi vào viện, cháu đã có biến chứng kèm theo viêm thanh quản. Đã lâu, gia đình quên không tiêm vắc xin sởi cho cháu nên cũng khá lo lắng”. Cũng theo chị Phương, dù tiêm nhiều loại vắc xin cho con, nhưng gia đình lại chủ quan, bỏ qua mũi sởi.
Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi. Đây cũng là các triệu chứng của viêm đường hô hấp, giống với nhiều bệnh lý khác. Một số trẻ sốt, kèm phát phát ban thì được test - kiểm tra để chẩn đoán sởi.
Theo bác sĩ Mai Sang, số trẻ mắc sởi được ghi nhận chủ yếu là ở độ tuổi 4 tháng tuổi đến 8 tuổi. Nhiều trẻ khi vào viện đã bị biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản, chưa ghi nhận trường hợp nặng như viêm não.
Lý giải số ca mắc sởi gia tăng, bác sĩ Mai Sang cho biết, với nhiều trẻ mắc sởi chưa khi đến tuổi tiêm vắc xin; một số trẻ tiêm không đầy đủ; trẻ bị bỏ sót mũi tiêm. Đáng lo ngại, bệnh sởi đã được ghi nhận bùng phát theo chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có một đợt sởi bùng phát mạnh. Tại Hà Nội, năm 2024 cũng là năm dự báo bùng phát dịch, sau đợt bùng phát dịch sởi năm 2014.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dịch sởi lây lan còn do các yếu tố như: Thời tiết mùa đông - xuân hiện nay đang là môi trường thuận lợi để vi rút sởi phát triển, lây lan. Ngoài ra, miễn dịch do tiêm vắc xin sởi ở trẻ chưa sản sinh hoặc miễn dịch của trẻ chưa tốt. Đặc biệt, thời gian ủ bệnh, diễn biến bệnh sởi khá lâu nên nên dẫn đến thời gian lây nhiễm kéo dài. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sởi thường là khi bệnh nhi đã xuất hiện phát ban và gia đình mới có thể cách ly trẻ.
Đối với việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ, khi mới tiêm 1 mũi hiệu lực vắc xin đã có thể giảm xuống dưới 80%; khi tiêm đủ 2 mũi, cơ thể sản sinh ra kháng thể đạt 90% - 95% hiệu lực của vắc xin. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần chú ý lịch tiêm vắc xin sởi, và tiêm đủ mũi cho trẻ theo hướng dẫn để trẻ có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Đổi mới hoạt động chăm lo
Tin khác
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em
Y tế 12/12/2024 06:27
Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức
Y tế 10/12/2024 12:22
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 10/12/2024 06:45
Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông
Y tế 09/12/2024 21:57
Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế
Y tế 08/12/2024 21:57