Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc

(LĐTĐ) Ngày 22/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu Chủ tịch Quốc hội: Công tác giám sát phải vì mục tiêu kiến tạo phát triển Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Thủy Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ hân hạnh đón tiếp Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres tại Nhà Quốc hội Việt Nam; nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng Thư ký có ý nghĩa đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc.

Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Liên Hợp quốc là một đối tác quan trọng hàng đầu của đối ngoại đa phương, đã hỗ trợ rất thiết thực để Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh, phá thế bao vây, cấm vận, đổi mới toàn diện đất nước và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Liên Hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam cả về tài chính, kỹ thuật, cải cách thể chế kinh tế, hành chính công, luật pháp, giảm nghèo, thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống HIV/AIDS, phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón tiếp Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres. (ảnh: Doãn Tấn)

Trong đại dịch Covid-19, thông qua cơ chế COVAX, Liên Hợp quốc đã cung cấp cho Việt Nam hơn 61,7 triệu liều vắc xin, là nhân tố quan trọng hỗ trợ Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh, phục hồi kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng và đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Liên Hợp quốc là diễn đàn quan trọng hàng đầu để Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế bằng việc tham gia, đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào hoạt động của Liên Hợp quốc.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, kết quả chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Hợp quốc tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ vui mừng sang thăm Việt Nam và Nhà Quốc hội Việt Nam. Tổng Thư ký Liên Hợp quốc nhấn mạnh, Việt Nam luôn là một trong những thành viên hết sức năng động và có nhiều cống hiến cho Liên Hợp quốc. Những thành công mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và những đóng góp với cộng đồng quốc tế đã góp phần khỏa lấp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo, nhất là vào thời điểm hiện nay khi thế giới đang có nhiều biến động, các nguồn lực hiện không còn dồi dào sau đại dịch Covid-19.

Phân tích những thách thức với cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia đang phát triển hiện nay, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc cho rằng, Việt Nam và Liên Hợp quốc cần phải sát cánh bên nhau để có được sự bình đẳng trong phát triển kinh tế, không phải chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn mang lại sự công bằng, bình đẳng, tránh khoảng cách ngày càng lan rộng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển; đồng thời, nhấn mạnh một hệ thống kinh tế - xã hội công bằng sẽ mang lại cơ hội hỗ trợ rất lớn cho các nước đang phát triển.

Chia sẻ với Tổng Thư ký Liên Hợp quốc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và đánh giá cao những đóng góp tích cực, hiệu quả của các tổ chức Liên Hợp quốc đối với Việt Nam và Quốc hội Việt Nam, nhất là trong các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực của cơ quan dân cử, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội trong thực hiện các chức năng được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
Toàn cảnh buổi hội kiến. (ảnh: Doãn Tấn)

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp quốc tiếp tục quan tâm, thúc đẩy tăng cường kết nối giữa Quốc hội Việt Nam với các hoạt động của Liên Hợp quốc, giữa các cơ quan của Liên Hợp quốc với Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) cũng như các cơ chế đa phương liên quan khác. Đánh giá cao việc Liên Hợp quốc và IPU đã luôn đồng hành trong các vấn đề toàn cầu, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia có trách nhiệm, đóng góp tích cực vào quá trình này.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Liên Hợp quốc cần thiết và hoàn toàn có thể đóng vai trò dẫn dắt trong việc thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác quốc tế để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng cũng như chuyển đổi số. “Quốc hội Việt Nam hiện cũng đang tập trung nỗ lực vào hai thách thức, xây dựng và hoàn thiện khung khổ thể chế thích hợp để tận dụng được cơ hội, khắc phục được những khó khăn, thách thức, thậm chí cả những rủi ro để đảm bảo được nhu cầu phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về vấn đề biển và đại dương, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là Hiến pháp về biển và đại dương có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển. Việt Nam sẵn sàng ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đối phó với các thách thức chung làm ảnh hưởng đến hòa bình hữu nghị, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (ảnh: Doãn Tấn)

Chia sẻ các đề xuất của Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc cho biết, đây cũng là những vấn đề được Liên Hợp quốc rất quan tâm; khẳng định sẽ hoàn toàn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết và mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở bình đẳng giữa tất cả các quốc gia. Vừa qua, Liên Hợp quốc đã đưa chuyển đổi số, an ninh mạng vào chương trình nghị sự về công nghệ, do đó, Liên Hợp quốc có thể cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Về vấn đề biển Đông, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc hoan nghênh các sáng kiến của Việt Nam; khẳng định Liên Hợp quốc luôn hỗ trợ hết sức Việt Nam theo khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

“Việt Nam và Quốc hội Việt Nam luôn tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc nhất quán tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp là con đường để đạt được nền hòa bình bền vững, thịnh vượng cho nhân dân và xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ với quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, hữu nghị giữa các quốc gia. Trong sự nghiệp này, Liên Hợp quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Việt Nam luôn luôn và mãi mãi là một thành viên chủ động, có trách nhiệm của Liên Hợp quốc”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

H.L

Nên xem

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động