Chủ tịch thành phố Hà Nội: Có tình trạng cán bộ om hồ sơ của doanh nghiệp đến 8 tháng

Cho biết vẫn có tình trạng các sở, ngành “đá qua đá lại” hồ sơ của doanh nghiệp, thậm chí om đến 8 tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu phải chấn chỉnh ngay tình trạng này và nhấn mạnh: "Cán bộ phải thực sự nỗ lực, công tâm và có nhiệt huyết làm việc, không được gây khó khăn cho doanh nghiệp".
chu tich thanh pho ha noi can bo phai cong tam va co nhiet huyet lam viec Trọng dụng cán bộ bản lĩnh để quận Bắc Từ Liêm đi đầu trên mặt trận kinh tế
chu tich thanh pho ha noi can bo phai cong tam va co nhiet huyet lam viec Hà Nội đặt mục tiêu sớm hoàn thành quy hoạch hai bờ sông Hồng
chu tich thanh pho ha noi can bo phai cong tam va co nhiet huyet lam viec Công đoàn Thủ đô luôn đồng hành, giúp đoàn viên, người lao động vượt khó

Ngày 6/5, phát biểu kết luận cuộc họp giao ban tập thể Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tháng 4/2020, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhận định: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch trong 4 tháng đầu năm 2020 đã được thực hiện quyết liệt và đạt hiệu quả. Tuy nhiên về góc độ kinh tế, nhiều mục tiêu của Hà Nội không đạt theo kế hoạch, có nhiều biến động. Tình hình thu, chi ngân sách đều thấp hơn so với cùng kỳ; kết quả giải ngân, chi thường xuyên cũng thấp hơn...

chu tich thanh pho ha noi can bo phai cong tam va co nhiet huyet lam viec
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu kết luận cuộc họp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch Covid-19 song dự báo dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trên thế giới do chưa có tín hiệu kết thúc, vì thế phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch trong thời gian dài, đến khi thế giới có vaccine chống được bệnh; không để dịch bệnh quay trở lại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu, thực hiện chi trả gói hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn do dịch Covid-19 phải có sự rà soát kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ phường xã đến tổ dân phố, không được xảy ra tiêu cực, tham nhũng, sai sót để dẫn đến khiếu kiện.

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu, các đơn vị phải cắt giảm chi tiêu thường xuyên như: Đoàn đi công tác nước ngoài, các hoạt động lễ hội văn hóa, xúc tiến đầu tư,... cắt giảm khoảng 15%. Sở Tài chính và kho bạc phải yêu cầu các đơn vị thống kê, có con số sơ bộ báo cáo thường trực Thành ủy trước ngày 15/5.

Nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính và cho rằng đây là giải pháp “xương sống” để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu phải tháo gỡ mọi khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, bởi thời gian là vàng, nếu để mất cơ hội thì chi phí sẽ tăng cao. "Cán bộ phải thực sự nỗ lực công tâm và có nhiệt huyết làm việc, không gây khó khăn cho doanh nghiệp".

“Tôi nắm được thông tin có đồng chí phó phòng om hồ sơ của doanh nghiệp nước ngoài đến 8 tháng, lên đến Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố cũng kéo dài đến 1 tháng. Có gần 20 hồ sơ tính tiền sử dụng đất từ năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển cho Sở Tài chính, nhưng các đồng chí không vào hệ thống nhập hồ sơ, xem xong lại “đá qua đá lại” đến 6 vòng”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu và yêu cầu phải chấn chỉnh lại ngay tình trạng này.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thời gian tới, Thành phố sẽ thắt chặt chi tiêu và quản lý mua sắm hiệu quả và rút kinh nghiệm về tình trạng vật tư y tế thời gian qua mỗi nơi một giá. “Chúng ta không để thị trường y tế như tình trạng hiện nay. Hà Nội phải tiên phong trong việc thiết lập thị trường y tế về vật tư y tế và thuốc chữa bệnh, đảm bảo công khai minh bạch”, Chủ tịch Thành phố nhấn mạnh.

Chủ tịch Thành phố Hà Nội cũng lưu ý ngành Giáo dục rà soát để môi trường giáo dục vận hành thuận lợi nhất. “Không nên chia giờ học và học sinh không cần đeo tấm chắn giọt bắn; chỉ cần đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn các trang thiết bị", Chủ tịch Thành phố gợi ý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Cục quản lý thị trường phải tăng cường kiểm tra giờ hoạt động của các cửa hàng không thiết yếu, sau vi phạm thì phải thu giấy phép kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để Hà Nội điều chỉnh giờ làm, có thể giảm được được 600-800 nghìn người lao động ra đường cùng một lúc, góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động