Chú trọng giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 23/7, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ dành 75.000 tỷ đồng cho công tác giảm nghèo.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung |
Trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn dân, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt nhiều thành tựu nổi bật.
Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4%/năm; có hơn 8 triệu người thoát nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo cuối năm 2020 giảm còn 23,42%, trung bình giảm 5,4%/năm. Đặc biệt, đã có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, 125 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới,...
Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân có thu nhập dưới mức sống tối thiểu (khoảng 4,473 triệu hộ), tương ứng với khoảng 17,447 triệu người. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh |
Theo dự báo đến năm 2025, GDP bình quân đầu người đạt 4.700-5.000 USD; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Mức sống tối thiểu của người dân tăng lên dẫn tới chuẩn nghèo thay đổi, làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ.
“Vì thế, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ về giảm nghèo đã được đề ra trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, đồng chí Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được kết cấu lại với 6 dự án (11 tiểu dự án). Trong đó, tổng nguồn vốn đề xuất là 75.000 tỷ đồng, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan chủ quản. Chương trình phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Phiên họp ngày 23/7 Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV |
Trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình và thống nhất với tên gọi của Chương trình. Tuy nhiên, Ủy ban lưu ý về sự trùng lặp của Chương trình với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia khác. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì 3 Chương trình phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, hiện chưa có số liệu cụ thể về tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều nên khó xác định chính xác mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Vì thế, Chủ nhiệm Uỷ ban đề nghị đề nghị sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Chính phủ trước khi quyết định chương trình cần khẩn trương tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh; bảo đảm không có sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu cũng như tính khả thi của các chỉ tiêu.
Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội cũng thống nhất với dự kiến bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương. Đồng thời, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; phải đúng, phải trúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Cùng với đó là bảo đảm tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách Trung ương trong năm 2021 cho chương trình là 7.000 tỷ đồng để tránh gián đoạn, giảm hiệu quả thực hiện chương trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44