Chú trọng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ngày 15/8, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Những “mảng sáng” trong năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023: Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng

Dự Hội nghị có các đồng chí: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng.

Những kết quả nổi bật

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn, Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tính đến hết tháng 6/2022, toàn Thành phố có 2.835 trường học với 70.199 lớp và hơn 2,2 triệu học sinh, 138.090 giáo viên; 120 trường đại học, cao đẳng thuộc các Bộ, ngành với gần 1 triệu sinh viên, học viên; 298 đơn vị đang có hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 192.590 học viên.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Tập trung nâng chất lượng giáo dục toàn diện
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Năm học 2021-2022, dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, toàn ngành đã ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, hoàn thành các nhiệm vụ năm học, kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Cấp học mầm non có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động kết nối với gia đình trẻ để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục khi trẻ phải tạm dừng đến trường trong phần lớn thời gian của năm học.

Cấp học phổ thông triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp 1, 2, 6. Học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi với 125 học sinh đoạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và 63 Huy chương, giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế. Điểm nhấn đáng chú ý là trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022, Hà Nội có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99,1% (năm 2021 đạt 98.9%); 104 trường có tỷ lệ tốt nghiệp 100%.

Thành phố đã rà soát, trợ cấp, hỗ trợ, tặng quà 1.233 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã tổ chức trao hơn 10.000 thiết bị giúp các em học sinh có điều kiện học trực tuyến.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập được quan tâm. Năm học 2021-2022, khối các trường trực thuộc Sở đã được Thành phố quan tâm xây mới, thành lập mới 6 trường học các cấp với tổng mức đầu tư khoảng 920 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa 45 trường với tổng kinh phí khoảng 166 tỷ đồng; bố trí 204 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trực thuộc.

Các quận, huyện, thị xã đã xây mới, thành lập mới 45 trường học các cấp học với tổng mức đầu tư khoảng 1.965 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa được 560 trường học các cấp học với tổng mức đầu tư khoảng 4.842 tỷ đồng; bố trí 1.260 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, đặc biệt thiết bị cho lớp 1 và lớp 6; bố trí kinh phí mua sắm bổ sung dự kiến khoảng 706 tỷ đồng từ nguồn kinh phí quận, huyện, thị xã và kinh phí hỗ trợ của Thành phố…

Tập trung nâng chất lượng giáo dục toàn diện
Công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập được quan tâm. (Ảnh minh họa)

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 64,3%, trong đó trường công lập là 79%. Thành phố cũng đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5 ha trở lên trên địa bàn Thành phố.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD&ĐT có nhiều tiến bộ. Tổ chức triển khai Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn Thành phố. Hệ thống tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 hoạt động hiệu quả, được nhân dân ủng hộ.

Dù vậy, ngành Giáo dục Hà Nội còn gặp một số khó khăn về việc bố trí quỹ đất để xây dựng trường học ở các quận nội thành; thiếu giáo viên ở một số môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục xác định chủ đề là “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD&ĐT”. Toàn ngành tập trung thực hiện 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chât lượng giáo dục mũi nhọn; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh; xây dựng trường học an toàn, thân thiện, tích cực; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số; chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ghi nhận sự nỗ lực, trách nhiệm của ngành Giáo dục Hà Nội để đạt được những kết quả trong năm học 2021-2022. Lưu ý về nhiệm vụ năm học 2022-2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện tốt mục tiêu “kép” là bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm chất lượng giáo dục, vừa củng cố kiến thức, vừa dạy kiến thức mới; triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tích cực đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường xã hội hoá…

Tập trung nâng chất lượng giáo dục toàn diện
Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, tâm huyết, đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục Hà Nội để đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong năm học 2021-2022. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị ngành Giáo dục Hà Nội cần nhận diện rõ những vấn đề còn bất cập, khó khăn để có giải pháp khắc phục, trong đó quan tâm đến vấn đề tư vấn tâm lý học đường, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhấn mạnh những thuận lợi và vị thế của Thủ đô, theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, năm học 2022-2023, ngành Giáo dục Hà Nội cần tập trung thực hiện những nhóm việc: Tiên phong triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế; mạnh dạn tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách mới; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục dần sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các địa bàn; quan tâm giáo dục sáng tạo trong nhà trường; đẩy mạnh công tác giáo dục địa phương để nâng cao giáo dục truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, lòng nhân ái cho học sinh.

Cùng đó, toàn ngành cũng cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn mức độ 2; xây dựng một số trường liên cấp hiện đại; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo…

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), toàn thành phố Hà Nội có 61 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động