Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Sáng 7/4, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Nền, Chùa Láng long trọng tổ chức Khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Láng năm Nhâm Dần 2022; và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng, tại Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội).
Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ chuẩn bị khánh thành trước ngày Giỗ Tổ Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và quận về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Nền, Chùa Láng chính thức khai mạc lễ hội truyền thống sau hai năm tạm dừng mọi hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Láng năm Nhâm Dần 2022 và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng.

Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo Thường trực Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã vinh dự được đón chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Chứng nhận này nằm trong Quyết định số 4611/QĐ- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành về việc đưa lễ hội Chùa Láng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Chùa Láng đón Chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”
Chùa Láng đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Lễ dâng hương tại Chùa Láng (từ trái qua phải): bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá; ông Lê Tuấn Định - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa; bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trước khi làm lễ Mộc Dục (tắm tượng), có bài khấn ‘‘Giải y thất Phật cà sa’’ để tưởng nhớ ngày Người được lên ngôi Hoàng đế.

Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca:

Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Láng, thứ ba hội Thầy

Hay:

Nhớ ngày mùng bảy tháng ba

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy

Chùa Láng đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.

Hội Láng xưa diễn ra trong vòng 10 ngày. Từ ngày 5/3 âm lịch tế Thân Phụ, Thân Mẫu Đức Thánh ở Chùa Nền (Đản cơ Tự), ngày 6/3 Âm lịch các cụ ông làm lễ Mộc Dục giải phục tu hành, mặc áo Triều Phục Hoàng đế cho Ngài.

Ngày 7/3 Âm lịch là khai mạc chính Hội, năm nào được mùa, đời sống khấm khá thì nhân dân tổ chức lễ Rước. Hội Láng hấp dẫn nhất là nghi thức rước kiệu với sự tham gia của 9 làng (gồm 7 làng Tổng Hạ và làng Thượng Đình, làng Thượng Yên Quyết).

Theo tục cổ truyền, trước ngày hội bản tự trụ trì và các chức sắc trong làng làm Lễ ‘‘Mộc Dục’’. Trong lễ hội có rước Đức Thánh Từ lên Chùa Hoa Lăng thăm Thánh Phụ, thánh Mẫu và diễn thuật lại sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch (tại Ngõ Vụt - Quan Hoa).

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Nhiều hoạt động cũng được diễn ra tại Lễ hội.

Khi kiệu rước từ Chùa Láng ra cổng Cót, kiệu không đi trên cầu mà lội qua sông Tô Lịch gọi là Độ Hà rồi dừng lại trên ‘‘Hòn Ngọc’’ để Hàng Đô chuyển tiếp sang bờ bên sông, có đội múa rồng xung quanh Hòn Ngọc. Theo tục lệ, năm nào gặp hạn hán thì ngày 6 tháng 3 Âm lịch kiệu rước Đức Thánh về thăm cha ở làng Mọc - Thượng Đình.

Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu, đặc biệt có tục thổi cơm thi, vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát…

Sau lễ rước, từ ngày mùng 8 trở đi các chức sắc, kỳ mục, tư văn phụ lão của xã và ba thôn lần lượt lên tế lễ tại Chùa Nền, Chùa Láng, Đình Ứng Thiên (Láng Hạ). Đây là nét độc đáo Chùa thờ Thánh được coi như Đình chỉ ở Chùa Nền, Chùa Láng mới có. Đến ngày 15 tháng 3 làm lễ giải phục (Giã hội).

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi Chùa cổ ở làng Láng.

Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, với diện tích 17.917m2.

Theo tấm văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo tồn, lưu giữ tại Chùa có ghi “Vì có điểm tốt rất rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền’’.

Chùa còn có đặc trưng khác biệt là “Tiền Thánh, Hậu Phật” và do quy mô to lớn, vị thế của Chùa mà nhân dân còn gọi là Chùa Cả. Nơi đây thờ Đệ Tam Thánh Tổ Lý triều Quốc sư Từ Đạo Hạnh và hiện thân Hóa thác của Người là Đức vua Lý Thần Tông.

Chùa Láng là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động