Chung sức lan tỏa phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”
Chia sẻ về việc triển khai phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” trong CNVCLĐ quận thời gian qua, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên Phan Thị Thu Hằng cho biết, trong nhiều năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của LĐLĐ thành phố Hà Nội, LĐLĐ quận đã phát động phong trào thi đua và đã trở thành truyền thống hàng năm được tổ chức tuyên dương vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1/5). Riêng năm 2023, phong trào đã thu hút 4.879 công nhân lao động hưởng ứng, đã có 1.018 công nhân được bình chọn là “Công nhân giỏi” cấp cơ sở, 40 “Công nhân giỏi” được suy tôn và biểu dương cấp quận, 3 “Công nhân giỏi” được biểu dương cấp Thành phố.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng (phải ảnh) và Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên Ngô Mạnh Điềm (trái ảnh) trao khen thưởng cho "Công nhân giỏi" quận Long Biên năm 2023. |
“Thông qua phong trào đã nâng cao được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, là động lực thúc đẩy đoàn viên, công nhân lao động tích cực học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội hập quốc tế, góp phần cùng với chuyên môn đào tạo được nhiều đội ngũ công nhân giỏi của quận, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và đất nước. Cạnh đó, phong trào là động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào thành tích chung và sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn quận”, bà Phan Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Tại quận Thanh Xuân, xác định phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” là một trong những nguồn động lực lớn để thúc đẩy CNVCLĐ hăng say lao động sản xuất, chung sức hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời góp phần thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, LĐLĐ quận đã chú trọng triển khai, đẩy mạnh phong trào này.
Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” được triển khai với nhiều hình thức phong phú và phù hợp với đặc điểm cụ thể theo các khối. Cụ thể, công nhân lao động các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội khen thưởng "Công nhân giỏi" năm 2023. |
Với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và chủ đề công tác năm của thành phố Hà Nội; thi đua nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo, đổi mới quy trình làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, cải cách hành chính…
Là đơn vị có đông công nhân lao động sản xuất trực tiếp, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã chú trọng triển khai phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”. Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội Phạm Anh Minh chia sẻ, hằng năm, Công đoàn ngành đều tổ chức phát động các phong trào thi đua trong công nhân lao động, nhất là phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”. Để phong trào này được triển khai thiết thực, hiệu quả, Công đoàn ngành đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở căn cứ vào đặc thù ngành nghề của đơn vị để xây dựng tiêu chí phù hợp, tạo điều kiện để công nhân lao động phấn đấu trong quá trình lao động sản xuất.
“Trong quá trình triển khai phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động. Thông qua đó đã góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua tại từng đơn vị, doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đặc biệt là tạo động lực để công nhân lao động quan tâm hơn đến việc học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp và đảm bảo đời sống, việc làm của bản thân”, ông Phạm Anh Minh chia sẻ.
Thông qua phong trào phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" đã động viên công nhân lao động nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi những sáng kiến cải tiến, đúc rút kinh nghiệm từ nghề nghiệp, nghiên cứu các quy trình công nghệ để hợp lý hóa sản xuất. |
Tại huyện Thanh Trì, theo ông Nguyễn Danh Huy - Chủ tịch LĐLĐ huyện, để triển khai hiệu quả phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, LĐLĐ huyện đã hướng dẫn các Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ với chuyên môn tổ chức phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi, bình xét công nhận, tuyên dương khen thưởng những công nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở. Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban Giám đốc các doanh nghiệp xét chọn những “Công nhân giỏi” tiêu biểu đề nghị cấp trên công nhận và biểu dương “Công nhân giỏi” cấp huyện, cấp Thành phố.
Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, cụ thể hoá các tiêu chuẩn thi đua để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực, động viên kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình, xuất sắc trong phong trào; động viên 100% công nhân lao động trực tiếp trong các ngành nghề tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động sản xuất; tổ chức có hiệu quả phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thao diễn kỹ thuật trong tất cả các ngành, nghề để công nhân lao động có điều kiện phát huy tài năng sáng tạo, trên cơ sở đó bình xét suy tôn danh hiệu “Công nhân giỏi”.
Có thể khẳng định, trong 15 năm qua, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đã được các cấp Công đoàn tích cực duy trì, phát triển, đến nay đã thực sự đi vào chiều sâu và trở thành phong trào hành động trong tổ chức Công đoàn. Qua phong trào đã góp phần động viên, khai thác tiềm năng, trí tuệ của từng công nhân lao động trong nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi những sáng kiến cải tiến, đúc rút kinh nghiệm từ nghề nghiệp, nghiên cứu các quy trình công nghệ để hợp lý hóa sản xuất. Từ đó, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện đời sống người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng
Công nhân giỏi Thủ đô 15/11/2024 19:08
Kỹ sư trẻ FECON được vinh danh với giải pháp đột phá
Công nhân giỏi Thủ đô 07/10/2024 22:39
Tự hào truyền thống, xây dựng tương lai
Công nhân giỏi Thủ đô 28/07/2024 10:52
Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo
Công nhân giỏi Thủ đô 04/07/2024 21:14
Quận Bắc Từ Liêm: Hiệu quả phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi”
Công nhân giỏi Thủ đô 19/06/2024 19:38
Cho trái ngọt từ những đam mê
Công nhân giỏi Thủ đô 15/06/2024 14:46
Thanh Trì: Hiệu quả từ phong trào thi đua trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”
Công nhân giỏi Thủ đô 13/06/2024 20:35
Sức sống của các phong trào thi đua
Công nhân giỏi Thủ đô 06/06/2024 09:35
Đội xung kích EVNHANOI: Đồng lòng một “đích đến”
Công nhân giỏi Thủ đô 03/06/2024 15:21
Danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” - niềm tự hào của công nhân lao động
Emagazine 01/06/2024 21:04