Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Chung tay tạo môi trường giáo dục xứng đáng là nơi "trồng người" Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng 70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” được ngành GD&ĐT Hà Nội triển khai từ tháng 12/2022 trong toàn ngành nhằm đẩy mạnh sự kết nối giữa ngành GD&ĐT các quận, huyện, thị xã và các nhà trường trong việc chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là một giải pháp nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhà giáo, từng nhà trường để cùng thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, giảm khoảng cách giữa các trường học ở các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo viên các nhà trường tăng cường giao lưu, chia sẻ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục.

Hưởng ứng phong trào, các Phòng GD&ĐT, nhà trường đã nhanh chóng vào cuộc, xây dựng kế hoạch kết nối với đơn vị bạn, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu... Là một trong những cặp đơn vị tiên phong hưởng ứng, triển khai phong trào, Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy và Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ đã ký kế hoạch đến năm 2025 với lộ trình, đầu việc cụ thể. Trong đó, việc tháo gỡ khó khăn cho các thầy cô giáo trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xác định là nhiệm vụ quan trọng.

Gần 2 năm qua, 2 đơn vị đã có nhiều hoạt động kết nối, giúp giáo viên thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, nhất là với các môn học như: Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (cấp Trung học cơ sở); tiếng Anh, Tin học và Công nghệ (cấp Tiểu học)... Từ nguyện vọng thực tế ở từng thời điểm, 2 bên tổ chức nhiều hội thảo, sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia của các chuyên gia để giải đáp thắc mắc, gỡ khó cho giáo viên khi dạy các môn học mới hoặc giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh...

Tương tự, để triển khai thực hiện hiệu quả phong trào, các trường học trên địa bàn quận Thanh Xuân đã chủ động xây dựng kế hoạch với mong muốn học hỏi thêm nhiều mô hình hay của giáo dục huyện Hoài Đức; đồng thời mong muốn lĩnh vực giáo dục sẽ là đại sứ, cầu nối mở ra mối quan hệ hợp tác ở nhiều nội dung khác giữa hai đơn vị. Đã có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm được chia sẻ từ hai phía, giúp kéo gần khoảng cách giữa địa bàn nội đô và ngoại thành.

Là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Ba Vì thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị ở địa bàn quận. Theo cô giáo Đào Thị Hoa (giáo viên Trường Trung học cơ sở Khánh Thượng, huyện Ba Vì), cô đã học hỏi được nhiều từ đồng nghiệp các trường ở Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình... trong triển khai đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài kiểm tra theo yêu cầu của chương trình mới, ở các môn học mới.

Kéo gần khoảng cách

Bên cạnh các hoạt động chia sẻ, học tập trong lĩnh vực chuyên môn, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng là một nội dung được các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục quan tâm. Việc cho học sinh các trường ngoại thành thăm quan học tập ở các trường nội thành và ngược lại được nhiều trường tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các đơn vị còn tích cực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.

Không dừng lại ở việc hỗ trợ nhà trường, đồng nghiệp trong Thành phố, một số đơn vị ở Hà Nội đã lan tỏa phong trào tới tỉnh bạn với mong muốn cùng gánh đỡ đồng nghiệp những phần việc còn đang vướng. Năm học 2023 - 2024, hơn 200 thầy cô giáo thuộc 122 trường của thành phố Hà Nội đã hỗ trợ dạy hơn 2.100 tiết học trực tuyến môn tiếng Anh cho 17 trường học của tỉnh Yên Bái. Hà Nội cũng tạo điều kiện để giáo viên, học sinh lớp 12 của tỉnh Yên Bái sử dụng miễn phí tài khoản ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên ứng dụng Hanoi On.

Chia sẻ về lý do triển khai phong trào, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thực tế tại các trường học có rất nhiều mô hình, sáng kiến hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng, chỉnh trang cơ sở vật chất trường lớp và tạo điểm tựa, động lực cho học sinh khó khăn yên tâm học tập. Tuy nhiên, để tăng cường tính hiệu quả hơn nữa, Sở GD&ĐT Hà Nội mong muốn những hoạt động này thêm lan tỏa, trở thành phong trào rộng khắp, đồng thời nêu cao tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường khang trang, an toàn.

Thực tế không phải cứ trường học ở quận thì không có khó khăn và ngược lại, nhiều trường ở địa bàn huyện lại có những sáng kiến, mô hình hay để nhân rộng. Điển hình như phong trào “Tiếng trống học bài”, khởi nguồn từ một số trường học ở huyện Ba Vì, nay đã được nhân rộng ở nhiều nơi, góp phần nêu cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc quan tâm, tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh. Trong khi đó, với thế mạnh về việc xã hội hóa, nhiều trường học ở địa bàn quận đã huy động sự góp sức của các “mạnh thường quân” và của chính các nhà giáo để nhận nuôi, đỡ đầu hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực huyện.

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam cho biết, nhiều năm trước, Hà Nội là nơi khởi nguồn của phong trào “Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Giai đoạn này, với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”, đội ngũ giáo viên Hà Nội tiếp tục lan tỏa nét đẹp về lòng nhân ái, nêu cao tinh thần trách nhiệm để học sinh có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển Việt Nam - Thái Lan: Thời cơ đã đến để chiến thắng

Tuyển Việt Nam - Thái Lan: Thời cơ đã đến để chiến thắng

(LĐTĐ) Lúc này, tuyển Việt Nam đang nắm giữ nhiều lợi thế hơn so với Thái Lan để có thể giành chiến thắng trên sân Việt Trì (Phú Thọ), qua đó hướng tới một đấu pháp hợp lý để có thể lên ngôi vô địch và nâng Cúp trên đất Thái, điều mà từ trước tới nay tuyển Việt Nam chưa từng làm được.
Khám phá đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia, số tiền giao dịch khoảng 1.000 tỷ đồng

Khám phá đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia, số tiền giao dịch khoảng 1.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi, để tránh bị phát hiện, các đối tượng người nước ngoài tổ chức đường dây đánh bạc trên không gian mạng chia thành nhiều khâu, hoạt động ở các quốc gia. Cho đến khi bị phát hiện, các đối tượng đã thực hiện thanh toán trên cổng game đánh bạc trên với số tiền giao dịch khoảng 1.000 tỷ đồng.
Nghệ An tiếp tục đứng thứ 3 cả nước về mua ô tô

Nghệ An tiếp tục đứng thứ 3 cả nước về mua ô tô

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nghệ An, từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, toàn tỉnh có 18.064 ô tô đăng ký mới, tăng gần 3.000 xe so với năm 2023.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Từ 1/1/2025 không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?

Từ 1/1/2025 không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?

(LĐTĐ) Tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được)...
Từ 1/1/2025: Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe

Từ 1/1/2025: Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025, đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn, tùy vào hành vi vi phạm tương ứng mà người điều khiển phương tiện (ngoài việc bị phạt tiền) sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung như: Trừ điểm giấy phép lái xe, tước bằng lái,...
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách hiệu quả và hoạt động nổi bật trong năm 2024.

Tin khác

Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 bài thi đó và không được tiếp dục dự thi các bài thi tiếp theo.
3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT

3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT.
Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 2 trường hợp thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổng kết những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024.
Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Báo Hànộimới tổ chức tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy”.
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi này.
Nâng cao chất lượng giáo dục nhờ ứng dụng công nghệ

Nâng cao chất lượng giáo dục nhờ ứng dụng công nghệ

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nâng cao hiệu quả quản lý và đổi mới chất lượng dạy - học. Có thể nói, nhờ có CNTT, diện mạo của ngành GD&ĐT đã thay đổi từng ngày, từng giờ.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghỉ học 9 ngày liên tục. Thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025.
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 có 6.482 thí sinh đăng ký dự thi (tăng 663 thí sinh so với năm học 2023 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động