Chung tay xóa bỏ bạo lực học đường với LGBTQ
Các bức ảnh kèm thông điệp trong triển lãm được thu nhỏ để lan tỏa ý nghĩa xã hội tới đông đảo công chúng. Ảnh: L.Q.V |
Hoạt động xã hội này được tổ chức bởi sự phối hợp của Nguyễn Bằng Giang (thành viên nhóm NextGen Hà Nội - hoạt động về quyền của cộng đồng LGBTQ, chủ trì dự án “Bây giờ hay bao giờ”) và CLB Dance4life (thuộc Khoa Công tác xã hội - ĐH Sư phạm Hà Nội).
Một số thành viên của CLB Dance4life tại triển lãm. Ảnh: L.Q.V |
Theo đó, triển lãm “Tôi lên tiếng” được tổ chức tại sân nhà G3 của nhà trường từ 9h tới 16h, trưng bày những bức ảnh về bạo lực học đường và những người lên tiếng ủng hộ LGBTQ, vì học đường an toàn. Nhiều thông điệp được lồng ghép trong những bức ảnh, như “Mọi người nên xây dựng môi trường không có phân biệt đối xử, tạo điều kiện tốt nhất cho các em LGBTQ và mọi người có môi trường phát huy được năng lực của mình. Ngoài ra, chúng ta cần có cái nhìn tiến bộ và trang bị kiến thức để hiểu rõ hơn về cộng đồng này…” (Nguyễn Bích Dậu - giáo viên THPT), “Tôi hành động để xóa bỏ bạo lực học đường. Tôi phản đối bạo lực học đường vì cái ác nó gây ra là vĩnh viễn” (Thủy Tiên - sinh viên), “Muốn giảm thiểu bạo lực học đường với LGBTQ, nên có nhiều chương trình nâng cao nhận thức, những buổi giao lưu cho mọi người và cho những bạn trong cộng đồng…” (Nguyễn Hồng Cúc - giảng viên đại học)…
Triển lãm đã thu hút các nhà giáo tương lai tới tham dự. Ảnh: L.Q.V |
Trong triển lãm có một số ảnh chụp giảng viên và sinh viên sư phạm cùng ý kiến hưởng ứng hoạt động đầy ý nghĩa xã hội này. Nữ sinh Lường Thị Huế (đến từ Mộc Châu - Sơn La) là một nhân vật như vậy. Ảnh: L.Q.V |
Nữ sinh Phạm Thị Thủy Tiên bên bức ảnh chụp cô, kèm thông điệp về xóa bỏ bạo lực học đường. Ảnh: L.Q.V |
Tiếp đó, từ 18h cùng ngày, talkshow “Bây giờ hay bao giờ” được tiến hành tại hội trường B (Đại học Sư phạm Hà Nội). Tại đây, những người tham dự sẽ chia sẻ những vấn đề, như: Bạo lực học đường là gì? Vì sao nhóm LGBTQ lại là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bạo lực học đường? Xóa bỏ bạo lực học đường là việc của ai và làm như nào để có được môi trường an toàn? Bạo lực học đường ảnh hưởng gì đến sinh viên sư phạm cùng những người sẽ theo ngành giáo dục?
Theo nữ sinh Phạm Thị Thủy Tiên (chủ nhiệm CLB Dance4life), CLB được thành lập do sự khởi xướng của các giảng viên trong khoa và hiện đã thu hút thêm nhiều sinh viên tham gia. Những hoạt động này nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội về vấn đề bạo lực học đường với cộng đồng LGBTQ.
Ở tầm quốc tế, ngày 17/5 hằng năm đã được Liên Hợp Quốc chọn làm “Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02