Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016- 2020: đạt mục tiêu kế hoạch đề ra

(LĐTĐ) Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, hầu hết các mục tiêu của Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động đều đạt kế hoạch đề ra, trong đó tần suất tai nạn lao động chết người là 6,14/100.000 lao động, giảm 19,74% so với giai đoạn 2011 – 2015 (tần suất là 7,19/100.000 lao động).
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động EVN Hà Nội giành giải A Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giỏi toàn quốc năm 2020

Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 05/QĐ-TTg, ngày 05/01/2016, nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe cho người lao động đồng thời nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Với mục tiêu cụ thể đến năm 2020 trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực được triển khai; Hỗ trợ huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động cho 15.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động, 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, 10.000 người làm công tác An toàn vệ sinh lao động, 2.000 người làm công tác y tế và 1.000 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ phổ biến thông tin phù hợp về An toàn vệ sinh lao động đến 50 làng nghề, 200 hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Chương trình sẽ hỗ trợ thí điểm 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về An toàn vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

Thực hiện Chương trình, hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều có công văn hướng dẫn chi tiết để các địa phương triển khai thực hiện. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham gia Chương trình đều dự thảo kế hoạch triển khai chi tiết và gửi xin ý kiến chính thức cơ quan chủ trì dự án trước khi triển khai; Nội dung hướng dẫn Chương trình, Dự án cũng được lồng ghép trong các buổi hội thảo chuyên đề về An toàn vệ sinh lao động, như: Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động; Kỹ năng truyền thông, tư vấn, huấn luyện nghiệp vụ đánh giá kết quả thực hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Công tác kiểm tra thực hiện Chương trình tại các địa phương và doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc báo cáo thực hiện Dự án ngày càng được các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương quan tâm thực hiện đúng thời hạn và đủ nội dung…

Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016- 2020: đạt mục tiêu kế hoạch đề ra
Một buổi huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn May Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, hầu hết các mục tiêu của Chương trình đều đạt kế hoạch đề ra, trong đó tần suất tai nạn lao động chết người là 6,14/100.000 lao động, giảm 19,74% so với giai đoạn 2011 – 2015 (tần suất là 7,19/100.000 lao động). Đến hết năm 2020 đạt mục tiêu đặt ra (Bình quân mỗi năm giảm trên 5% tần suất tai nan lao động).

Trong năm 2019, có 6.288 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cả nước triển khai quan trắc môi trường lao động; 1.824.321 người lao động được khám sức khỏe định kỳ; 243.418 trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các yếu tố có hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Còn theo báo cáo từ các doanh nghiệp trong 5 năm qua, có 960.089 người lao động đã được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (tùy theo thời gian tiếp xúc với yếu tố có hại), chiếm 43,68% tổng số mắc nguy cơ; 33,5% doanh nghiệp lớn và 5,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Trong 4 năm qua, Chương trình đã hỗ trợ trên 8,5 ngàn doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động. Trong đó, đã hỗ trợ chuyên gia để tư vấn chuyên sâu trên 06 tháng tại 513 doanh nghiệp, giúp triển khai vận hành toàn diện hệ thống quản lý, từ xây dựng bộ máy tổ chức đến đánh giá rủi ro về An toàn vệ sinh lao động, từ triển khai các biện pháp phòng chống đến ghi chép, khai báo, điều tra khi tai nạn lao động xảy ra…; Có 171 doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về An toàn vệ sinh lao động (ISO 45001-2018).

Bên cạnh đó, đã có trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về An toàn vệ sinh lao động; Hỗ trợ thí điểm thành công 05 mô hình tư vấn, hỗ trợ triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp vừa và nhỏ...; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Với việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, công tác An toàn vệ sinh lao động đã được các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng năm. Người sử dụng lao động và người lao động đã tích cực hưởng ứng các phong trào quần chúng tham gia công tác An toàn vệ sinh lao động, tham dự các hội thi tìm hiểu về công tác An toàn vệ sinh lao động, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, thi sáng tác tranh cổ động... Bên cạnh đó, công tác An toàn vệ sinh lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đã và đang được quan tâm triển khai, tác động tích cực đến nhận thức của hàng triệu người lao động trong nông nghiệp, hàng vạn sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc đã được người nông dân triển khai sau khi tham dự các lớp tập huấn về An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Với việc giảm tần suất tai nạn lao động và tỷ lệ người mắc mới bệnh nghề nghiệp đã tiết kiệm được chi phí chi trả cho các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chỉ tính riêng khu vực tham gia bảo hiểm xã hội, ước tính tiết kiệm được trên 90 tỷ đồng mỗi năm, còn tính trên toàn bộ lực lượng lao động là trên 350 tỷ đồng mỗi năm, qua đó góp phần tiết kiệm hao phí sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, số vụ tai nạn lao động phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn, trong đó, có 245 vụ tai nạn lao động chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng.
Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được trả lương ngừng việc nếu do sự cố không do lỗi người sử dụng lao động. Tiền lương ngừng việc thỏa thuận không thấp hơn lương tối thiểu vùng, theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP: Vùng I: 4.960.000 đồng, Vùng II: 4.410.000 đồng, Vùng III: 3.860.000 đồng, Vùng IV: 3.450.000 đồng.
7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng

7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, 7 tháng năm 2024, chi trả quyền lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng, tăng 25,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 13.015 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 36.127 tỷ đồng.
Đề xuất tăng thêm ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động

Đề xuất tăng thêm ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động

(LĐTĐ) Cử tri các tỉnh Bắc Kạn, Hải Dương, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận kiến nghị bổ sung thêm các ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động, trong đó có việc kéo dài dịp nghỉ Quốc khánh đến ngày 5/9.
150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng

150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đến hết 31/7/2024 (số liệu lấy ngày 5/8/2024), hiện có 150 doanh nghiệp, đơn vị còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với thời gian kéo dài từ 6-24 tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Điều tra về tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp, để xem xét tăng lương tối thiểu vùng

Điều tra về tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp, để xem xét tăng lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa quyết định điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp năm 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, làm căn cứ xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2025.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

(LĐTĐ) Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có phản hồi về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay và cách tính lương hưu đối với người lao động trong trường hợp này.
Xem thêm
Phiên bản di động