“Chụp về Hà Nội là hơi thở của tôi”
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo |
- PV: Thưa ông, cảm xúc của ông thế nào khi nhận được giải thưởng cao quý này?
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: Được nhận giải Bùi Xuân Phái là một điều bất ngờ và đột ngột cho tôi. Bởi Giải thưởng mang tính nhân văn đa chiều về văn hóa. Quy mô không quá rầm rộ và nhờ đó cái “tinh”, tức là chiều sâu của giải luôn được giữ gìn. Tôi cũng thấy rất mừng khi quyển sách của tôi vốn được thực hiện trong một tâm thế rất cá nhân, nhưng cái cá nhân ấy của tôi lại vô tình cùng “tần số” với công chúng, từ đó nhận được nhiều sự quan tâm và lọt vào mắt xanh của hội đồng giám khảo. Và giải thưởng Bùi Xuân Phái chính là sự khích lệ, bồi đắp thêm trong tôi về tình yêu Hà Nội. Và cũng là lời nhắc nhở để tôi có ý thức hơn đối với các tác phẩm của mình.
- Ông có thể chia sẻ đôi điều về cuốn sách ảnh “Hà Nội dấu yêu” không?
“Hà Nội dấu yêu” gồm gần 200 bức ảnh với 10 câu chuyện biết nói về Hà Nội giai đoạn từ 1978 đến 2015, với tính chân thực cao, không dàn dựng, không hư cấu…. Đây được coi như một tuyển tập truyện ngắn bằng hình ảnh, rất bình dị với những thứ như: Giấc ngủ trưa ở Hà Nội như thế nào cũng thành một câu chuyện; những con ma nơ canh trên những tuyến phố trông sẽ ra sao dưới góc nhìn của tôi; hay là một “Hà Lội” sẽ như thế nào, hay nhà cổ - bỏ thì thương, vương thì tội… với đủ chuyện vui, chuyện buồn, chuyện khôi hài…Tất cả những biến động, những sự vật đó qua nhiều năm hoạt động và tìm tòi tôi đã cho ra đời được “Hà Nội dấu yêu”.
Ảnh tôi chụp cũng là những mảnh tình nhỏ bé như vậy chứ không phải cái gì to tát hay đồ sộ cả. Tôi yêu Hà Nội đến mức có nhiều lúc phẫn nộ, bất bình, buồn chán với những hành vi ứng xử không đẹp đối với Hà Nội. Hà Nội là máu thịt, là tế bào tinh thần của tôi. Nói yêu Hà Nội có thể hơi quá, dùng từ chân thành với Hà Nội thì đúng hơn. Hà Nội khi xa thì lại thấy nhớ, nhớ những chuyện rất vu vơ, ăn vào mạch máu như những lần phóng xe dọc sông Đuống hay ngồi quán nước trong mưa. Vu vơ như thế nhưng đó lại chính là Hà Nội.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phần trong kho ảnh tư liệu về Hà Nội của tôi thôi. Tôi sẽ tiếp tục chụp ảnh Hà Nội. Nhiếp ảnh về Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là “hơi thở” đối với tôi, không thể sống thiếu được. Đó không phải công việc mà là một nhu cầu sống, giống như đói thì ăn, buồn thì ngủ. Dù đi làm hay đi chơi, tôi luôn mang theo máy ảnh bên mình. Tôi chụp không cần có chủ đề gì cả, miễn là nó ghi dấu cảm xúc của tôi về Hà Nội. Khi về nhà mình biên tập thì mới biết rằng, à cái này nằm trong chủ đề nào, cái kia giai đoạn nào cho vào đâu. Nhưng thực ra tất cả đó chỉ là cái cớ thôi, chứ thực ra tôi muốn nói lên cảm xúc của mình đằng sau mỗi bức ảnh, vì mỗi một bức ảnh đều chứa đựng cá nhân tôi trong đó, may mắn thay nó đã chạm đến phần nào sự rung động của cộng luận, và rồi tạo được tiếng vang cũng như giành được giải thưởng như các bạn đã biết.
Cảnh lụt ở phố Nguyễn Du năm 1980. Ảnh Nguyễn Hữu Bảo |
- Ông có thể chia sẻ cơ duyên khiến mình cho ra đời tác phẩm này?
Thực ra cũng rất tình cờ, tình cờ vì sự ra đời của sách cũng làm chính tôi phải bất ngờ. Khi nhà sách Phương Nam được tin là tôi có một kho tàng về Hà Nội trong mấy chục năm nay, họ đã đến gặp tôi đặt vấn đề hợp tác để cho ra đời cuốn sách này, tôi sẽ cung cấp tác phẩm còn họ cung cấp các phương tiện hạ tầng, tôi là tác giả. Cuốn sách nói về Hà Nội gồm gần 200 bức ảnh đen trắng và tư liệu từ 37 năm về trước, nó rất quý đối với cá nhân tôi. Vì vậy tôi muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc chân thực đó và chia sẻ thêm với nhiều người, chứ không đơn giản chỉ là cho ra mắt sách ảnh một cách thông thường.
- Hiện nay, nhiều nhiếp ảnh gia bán tranh hoặc xuất bản sách với thu nhập rất khá. Khi làm cuốn sách này, ông có tính đến chuyện lợi nhuận?
Không hề. Cá nhân tôi chưa từng nghĩ tới chuyện lợi nhuận hay nhờ nó mà có thể kiếm được một giải thưởng bao giờ cả. Những bức ảnh, đó là những mảnh rất riêng tư của tôi về Hà Nội, một thứ cảm xúc khó diễn tả sau bao nhiêu năm vẫn vậy. Chính vì tình yêu đối với Hà Nội quá lớn nên tôi quyết định lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời đó qua ảnh. Nhưng cũng may mắn rằng những “mảnh tình” của mình về Hà Nội cũng cùng có một nhịp đập, tiếng rung với rất nhiều các trái tim khác của bạn đọc, chứ tôi không làm để phục vụ cho công tác đặt hàng nào cả. Có nhiều bức ảnh, lúc đó chỉ đơn giản là một bức ảnh bình thường miêu tả những thứ rất bình thường của Hà Nội, nhưng sau một thời gian dài nó lại trở thành một tư liệu đáng để lưu giữ, một tư liệu mà đã có người tưởng rằng của Pháp chụp. Nó có rất nhiều cảm xúc xảy ra trong cuốn sách đó, cái đó là một điều tôi rất vui chứ không có gì cả, bởi vì có chất lượng, có đẹp thì mới mang lại sức hút đến như vậy.
- Cảm ơn ông đã chia sẻ!
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46