Chuyện cựu chiến binh làm giàu từ gian khó

(LĐTĐ) Những năm qua, nhờ biết khai thác lợi thế về đất đai, mạnh dạn, nhạy bén trong làm ăn, cần cù lao động... cựu chiến binh Lê Văn Huệ (thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trở thành gương điển hình phát triển kinh tế ở địa phương. Ông đã phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, vượt khó và vươn lên ổn định cuộc sống.
Hội Cựu chiến binh Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội: Giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” Bí thư Chi bộ thôn hết mình vì cộng đồng Phát huy truyền thống gương mẫu của Bộ đội Cụ Hồ

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trang trại nuôi gà, trồng bưởi của cựu chiến binh Lê Văn Huệ nằm sâu trong khu hẻo lánh nhất của xã Hòa Thạch, thế nhưng chỉ cần hỏi thăm ai cũng biết, bởi ông là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương.

Ông Huệ sinh năm 1962, tại xã Thống Nhất, huyện Thường Tín (Hà Nội) và bắt đầu nhập ngũ từ năm 1979, tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đến năm 1982, ông bị thương với 3 vết thương thực thể, 1 năm sau thì xuất ngũ, về địa phương là thương binh 4/4. Hiện, ông Huệ vẫn còn mảnh kim loại trong người. Những lúc trái gió trở trời, ông vẫn bị hành hạ bởi những vết thương do chiến tranh để lại.

Cựu chiến binh biến “sỏi đá thành cơm”
Nhờ biết khai thác lợi thế về đất đai, mạnh dạn, nhạy bén trong làm ăn, cần cù lao động... cựu chiến binh Lê Văn Huệ đã trở thành gương điển hình phát triển kinh tế ở địa phương.

Sau khi xuất ngũ trở về, ông Huệ làm công nhân cơ khí tại Công ty Sông Đà. Đến năm 1989, do Công ty chuyển địa điểm quá xa nhà nên ông Huệ quyết định nghỉ việc và cùng vợ nhận đất, nhận rừng, lên xã Hòa Thạch để phát triển kinh tế.

Ông Huệ chia sẻ: “Lúc đầu, vợ chồng tôi tận dụng diện tích đất được giao để trồng cây chè. Khi chè được Công ty Long Phú thu mua để xuất khẩu, người dân chúng tôi vẫn sống được bằng cây chè. Tuy nhiên, một thời gian sau, cây chè đã không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, khi Công ty Long Phú giải thể, vợ chồng tôi đã nghiên cứu chuyển sang thực hiện mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả”.

Khi bắt đầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vợ chồng ông Huệ đã kiên trì khai khẩn đất để trồng cây ăn quả như bưởi, nuôi gà. Gia đình ông là một trong số ít những hộ tiên phong đi đầu trong nuôi gà đẻ ở địa phương.

Khi bắt đầu nuôi gà, trồng cây ăn quả, vợ chồng ông gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi cũng như quá trình vận chuyển vì giao thông thời đó không thuận tiện. Nhưng với tâm niệm “đã làm thì không sợ, đã sợ thì không làm”, vợ chồng ông kiên trì, cần mẫn tìm tòi học hỏi, từng bước tháo gỡ khó khăn.

Trước khi nuôi và nhân rộng gà đẻ trứng, gia đình ông Huệ đã nuôi thử nghiệm nhiều giống gà có nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc. Ở thời điểm đó, ông nhận thấy gà đẻ là giống gà dễ nuôi, mang lại thu nhập cao nên đã tập trung phát triển mô hình theo hướng có quy mô, đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi nhằm đảm bảo an toàn.

Để nuôi gà đẻ trứng lai đem lại hiệu quả, ông đã đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi từ những người quen đã từng nuôi. Đồng thời, nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y để biết cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. “Nhờ chịu khó lao động, tận dụng các điều kiện thuận lợi để thay đổi cơ cấy kinh tế, trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Từ đó, cuộc sống gia đình tôi đỡ vất vả hơn”.

Vươn lên làm giàu cho quê hương

Theo chia sẻ của ông Huệ, những năm đầu mới nuôi gà đẻ, lãi suất cao hơn, bệnh tật ít và tính cạnh tranh thấp hơn. Có thời điểm, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Thậm chí, có thời điểm nuôi, trồng hiệu quả, thu nhập lên tới 600 triệu đồng/năm.

“Một số năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi cũng đang bắt đầu khôi phục, phục hồi lại kinh tế. Hiện tại, gia đinh tôi có 2 trại gà, 1 trại nuôi gà đẻ trứng và 1 trại nuôi gà bán thịt”, ông Huệ cho biết.

Cũng theo ông Huệ, hiện nay, nhu cầu thị trường thay đổi từng ngày nên phải tích cực tìm tòi, nuôi, trồng những giống mới có năng suất và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh việc nuôi gà, chăm sóc vườn bưởi, ông Huệ cũng đang nghiên cứu trồng thử nghiệm thêm các loại cây khác hướng tới đa dạng cây trồng.

Cựu chiến binh biến “sỏi đá thành cơm”
Có thời điểm, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cựu chiến binh Lê Văn Huệ vẫn luôn giữ tác phong của người lính, cần cù, hăng say lao động, bởi ông suy nghĩ lao động không những mang lại niềm vui cho tuổi già mà còn góp phần đỡ đần cho con cháu.

Đặc biệt, trong những năm qua, mặc dù thương tật, nhưng ông Huệ và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh các hoạt động đẩy mạnh phát triển kinh tế, ông Huệ cũng tham gia công tác ở thôn với vị trí Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã thôn Long Phú.

Ông Huệ thường xuyên cùng cán bộ thôn đi học tập các mô hình kinh tế mới, cách nuôi trồng hiệu quả để truyền đạt lại cho bà con nông dân. Là người có uy tín trong cộng đồng, ông tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống…

Với những nỗ lực đáng ghi nhận, nhiều năm liền ông Lê Văn Huệ được Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội khen thưởng vì có thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế ở địa phương; thậm chí mô hình kinh tế của ông đã được nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đến thăm, động viên.

Ông Đỗ Tiến Hùng - Trưởng thôn Long Phú (xã Hòa Thạch) cho biết, cựu chiến binh Lê Văn Huệ là một trong những tấm gương tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất nuôi gà lai có hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, ông còn tích cực tham gia vào công tác xã hội tại địa phương, xứng đáng là tấm gương để nhiều người khác học tập và noi theo.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

(LĐTĐ) Làm doanh nghiệp đã khó, tham gia công đoàn lại đảm đương chức Chủ tịch công việc còn bộn bề và khó hơn nhiều. Song vượt qua tất cả, anh Mã Chí Linh Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Minh chứng sinh động nhất, anh là một trong những Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vinh danh.
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

(LĐTĐ) Mới đây, tại vòng chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hoài Đức tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, thầy Phùng Chí Tân - giáo viên Trường THCS Vân Canh đã xuất sắc giành giải Nhất. Đây là hội thi do Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức.
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…
Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Anh Ngô Minh Khôi, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Tô Hiệu (Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn năm học 2023-2024”.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Cô Trịnh Thị Vinh - giáo viên Trường Mầm non Hương Sơn B (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) là một người luôn năng nổ, nhiệt tình và chủ động trong công việc, hết lòng với học sinh thân yêu. Cô cũng là người tích cực với hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

(LĐTĐ) Với 64 tuổi đời, 41 năm tuổi Đảng, hơn 30 năm trải nghiệm qua nhiều cương vị công tác; ông Nguyễn Trung Tuyến - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn phát huy tốt vai trò, cùng tập thể vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Con đường nối liền thôn xóm được bê tông hóa, rộng, sạch, đẹp mang đến niềm vui không nhỏ cho người dân thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Để có được con đường này, anh Nguyễn Văn Hanh (chủ trang trại Minh Phú, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm) cùng gia đình đã người tiên phong hiến đất mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Mạnh dạn phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp, anh Bùi Quang Nam (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động và giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm. Anh được vinh danh “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động