Chuyển đổi số mở “luồng xanh” trong xúc tiến xuất khẩu
EVFTA – Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới Thương mại điện tử - giải pháp cứu nguy cho hàng hóa xuất khẩu |
Nhiều chương trình xúc tiến thương mại bị hoãn
Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến đứt gãy nguồn cung, hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng, xúc tiến thương mại cũng từ đó trở nên tắc nghẽn. Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các quốc gia đóng cửa phòng dịch khiến hàng loạt các hoạt động giao thương trực tiếp truyền thống không thực hiện được. Theo thống kê, hàng nghìn giao dịch, hội nghị, hội thảo, giao thương, hội chợ triển lãm nhằm xúc tiến thương mại, đầu tư tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… phải hủy hoặc hoãn thực hiện.
Triển lãm Quốc tế Thiết bị và Công nghệ Quảng cáo tại Hà Nội (VietAd Hanoi 2021) và Triển lãm Quốc tế Máy móc thiết bị ngành in ấn bao bì, in nhãn mác Việt Nam (VPSE 2021) diễn ra tại Hà Nội ngày 22-24/4/2021 đã mở ra cho các doanh nghiệp Thủ đô cơ hội giao thương và thu hút đầu tư. |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thông báo hoãn tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung lần thứ 21. Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung lần thứ 21 thuộc chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021, do hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam luân phiên phối hợp tổ chức từ năm 2001 đến nay. Hội chợ nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch và dịch vụ giữa Lào Cai và các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các địa phương của Trung Quốc, góp phần tăng cường giao lưu thương mại giữa hai bên, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, giúp các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường Vân Nam và tạo cơ hội phát triển mở rộng ra các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc. Hội chợ bị hoãn khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước nuối tiếc khi không thể đến được với cơ hội giao thương này.
Trong tháng 8/2021, Hội chợ Formex tại Trung tâm hội chợ quốc tế Stockholm, Thụy Điển bị hoãn do dịch Covid-19. Đây là Hội chợ lớn nhất khu vực Bắc Âu, chuyên về hàng nội thất, trang trí, thiết kế, thời trang, thủ công mỹ nghệ, đồ chơi,... Trước đó, Việt Nam đã tham gia trưng bày các thông tin về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, một số hàng mẫu của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam như gạo, hạt điều, hạt tiêu, hàng thủ công mỹ nghệ, bao bì nhựa, giấy, đồ chơi gỗ…nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Thụy Điển và khu vực Bắc Âu.
Gần đây nhất, Ban tổ chức Triển lãm Da giày Quốc tế tại Việt Nam lần thứ 22 đã tiếp tục hoãn cuộc triển lãm từ tháng 11/2021 sang tháng 7/2022 do các hạn chế đi lại và để “đảm bảo an toàn cho khách tham quan” do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Năm 2020, nhiều doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam nuối tiếc khi Hội chợ quốc tế nguồn hàng Úc và Hội chợ về dệt may và da giày bị hoãn do dịch Covid-19. Các hội chợ này dự kiến sẽ tổ chức vào cuối năm 2021 tại thành phố Melbourne, Úc. Đây là một trong những hội chợ quốc tế thường niên có quy mô lớn nhất tại khu vực Châu Đại Dương. Tham gia hội chợ gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, nhập khẩu, cung ứng, bán lẻ, đại lý; các nhà thiết kế thời trang, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Các sản phẩm, hàng hóa trưng bày tại Hội chợ thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trong đó tập trung vào dệt may, giày dép, túi xách, sản phẩm dệt may gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng… Việc tham gia hội chợ sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giới thiệu và quảng bá các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam trong các lĩnh vực nêu trên.
Trong hai năm qua, còn rất nhiều chương trình, hội chợ, hội thảo xúc tiến thương mại quốc tế bị hoãn, khiến cho hoạt động xuất khẩu trong nước cũng như nhiều nước trên thế giới bị đình trệ. Trước tình hình đó, yêu cầu thay đổi cách thức xúc tiến thương mại mới, đa dạng hơn nhằm tạo đòn bẩy cho các ngành hàng và doanh nghiệp kết nối, xây dựng thương hiệu tại các thị trường nhằm vượt qua đại dịch trở nên cấp thiết.
Đổi mới hình thức xúc tiến thương mại
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp nhanh nhạy, sớm chuyển đổi từ mô hình tham gia hội chợ trực tiếp sang trực tuyến đã tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác thị trường mới, không lệ thuộc vào thị trường truyền thống. Mô hình thương mại trực tuyến đang phát huy hiệu quả rất lớn trong đại dịch. Chính vì vậy, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là những mặt hàng nông sản vẫn liên tục được cấp giấy thông hành để cập bến những thị trường khó tính, như vải thiều xuất khẩu sang Pháp, Nhật Bản, Hà Lan; nhãn lồng Hưng Yên đi châu Âu và tiến tới là mận, thanh long cùng nhiều nông sản khác. Vải thiều Việt Nam là một trong những mặt hàng điển hình đã thành công nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tuyến. Trên thực tế, dịch Covid-19 khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi đáng kể, mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến. Đồng thời với đó thương mại điện tử trở nên rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp, trong năm 2021, Bộ Công Thương sẽ đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại, ưu tiên triển khai các đề án xúc tiến thương mại quốc gia, các hoạt động với những thị trường sớm khôi phục sau dịch Covid-19. Đồng thời, Bộ tập trung đẩy mạnh xúc tiến tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, thị trường có thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, EU, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp và thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường kỹ thuật số. |
Tại “Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, kết hợp tổ chức giao thương trực tuyến trên nền tảng số” do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức, bà Lý Kim Chi- Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, doanh nghiệp đã nhìn thấy rõ lợi ích tất yếu liên quan đến vấn đề sống còn của mình đó chính là ưu tiên thay đổi phương thức tiếp thị, tương tác khách hàng và phân phối thông qua thương mại điện tử. Sự phát triển của thương mại điện tử sẽ là chìa khoá thành công cho sự phát triển của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam. Chắc chắn sẽ là xu hướng bắt buộc mang tính liên tục và không thể đảo ngược do sự thay đổi liên tục của công nghệ, nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thương mại điện tử xuyên biên giới đã thay đổi hoàn toàn xu hướng kinh doanh, hợp tác với nhiều doanh nghiệp; trong đó các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có cơ hội bình đẳng vươn tới thương mại toàn cầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sản phẩm đủ khả năng, tiềm năng xuất khẩu với giá thành cạnh tranh và nâng cao thứ hạng gian hàng, tăng khả năng quảng bá sản phẩm. Hơn nữa, do tính cạnh tranh trong thương mại điện tử rất khốc liệt nên doanh nghiệp cần số hóa tất cả điểm tiếp xúc để tương tác với người mua hàng, qua đó hỗ trợ tốt cho các khâu từ marketing đến bán hàng, chăm sóc khách hàng…
Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, các hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu trong nước và quốc tế được thực hiện định kỳ và mang lại nhiều kết quả tích cực.Có thể nói, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp đã giúp doanh nghiệp Việt Nam vừa tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế vừa đảm bảo phòng chống dịch. Qua đó, góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu cả nước nói chung và tăng trưởng của ngành công thương nói riêng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34