Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân

(LĐTĐ) Nêu quan điểm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt với quan điểm "chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được".
Hà Nội: Linh hoạt thực hiện, hướng tới về đích sớm nhiệm vụ của Đề án 06 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sơ kết Đề án 06

Phát biểu kết luận tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) sáng 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích vì sao Chính phủ kiên trì, kiên quyết, kiên định thực hiện Đề án này có hiệu quả tại các cấp, các ngành, một cách tổng thể, toàn diện, từ trên xuống dưới.

Theo đó, việc triển khai Đề án nhằm triển khai 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng một cách thiết thực, hiệu quả, gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực, trong đó có thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy chuyển đối số để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số, công dân số; đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên cơ sở lấy người dân là trung tâm, là động lực, là mục tiêu và là chủ thể của sự phát triển. Thực tiễn thời gian phòng, chống dịch vừa qua càng khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của nhiệm vụ này, như việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tiêm chủng vắc xin, bảo đảm an sinh xã hội…

"Việc triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả và trước mắt và lâu dài", người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Còn nhiều vướng mắc trong chuyển đổi số

Các ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, kể từ khi Đề án 06 được phê duyệt và Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án 06 đến nay, Tổ công tác của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, cụ thể, thiết thực, rất đáng trân trọng, khẳng định việc triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn.

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, với sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nêu rõ những tồn tại, hạn chế. Về chỉ đạo, điều hành, nhiều lãnh đạo các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác chuyển đổi số quốc gia nói chung.

Về thể chế, còn một số văn bản pháp luật cần sớm được ban hành gồm nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định về định danh và xác thực điện tử, thông tư kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư với cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành.

Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao; còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất (tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%; 7 tháng năm 2022 mới đạt gần 18%). Còn 4/25 dịch vụ công trực tuyến đề ra nhưng chưa thực hiện được; tiến độ thực hiện số hóa và điện tử hóa quy trình để cắt giảm bớt các giấy tờ còn chậm, người dân vẫn phải kê khai nhiều lần.

Hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương đã đầu tư từ lâu, thiếu đồng bộ, chưa được nâng cấp, không bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Việc kết nối dữ liệu dân cư với các CSDL của các bộ, ngành mới chỉ là bước đầu, chia sẻ dữ liệu chưa nhiều.

Thủ tướng lưu ý các địa phương và các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn cần tăng cường phối hợp để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tới tận cơ sở, vì người dân là ở cấp cơ sở; đồng thời hỗ trợ những người yếu thế, gặp khó khăn trong tiếp cận công nghệ thông tin.

Nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL còn hạn chế, bất cập.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, nhiều nhiệm vụ đầu tư cần xem xét, quyết định sớm; khó khăn, thách thức phía trước còn không ít, thậm chí có cả "lực cản".

Phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, khắc phục mọi tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để triển khai hiệu quả Đề án 06 rất quan trọng này, với một số quan điểm, định hướng chỉ đạo lớn.

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân
Toàn ảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, phải liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược để vừa triển khai các nhiệm vụ trước mắt, cấp bách, vừa hướng tới mục tiêu lâu dài, để tránh lãng phí nguồn lực. Thủ tướng đặt câu hỏi: Đến đầu năm 2026, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể làm nền tảng để tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?.

Thủ tướng yêu cầu, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia nói chung, Đề án 06 nói riêng không phải nhiệm vụ riêng lẻ của bộ, ngành, địa phương nào, mà cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia và hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

"Chúng ta phải phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng nó, làm giàu thông tin và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế, xã hội của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả; có tính kết nối, liên thông, chia sẻ cao; không chỉ phục vụ phát triển Chính phủ số mà còn nền kinh tế số, xã hội số, công dân số văn minh, hiện đại ngang tầm quốc tế, khu vực.

Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt với quan điểm "chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được", do đó, các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp cũng phải xác định quyết tâm chỉ đạo quyết liệt Đề án; đồng thời quán triệt và tạo sự lan tỏa đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đây là Đề án của cả hệ thống chính trị, của người dân, của doanh nghiệp, do Bộ Công an chủ trì làm nòng cốt, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, địa phương để triển khai, tất cả phải hướng đến mục tiêu là lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu sớm xây dựng hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá việc triển khai CSDLQG về dân cư, để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Cùng với đó, tập trung hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng. Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng yêu cầu, tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã được xác định từ nay đến hết năm 2022. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định trong Đề án và 29 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022. Những dịch vụ công nào nâng được lên mức độ 4 thì chúng ta phải thực hiện ngay, những dịch vụ nào chưa hoàn thành thì tập trung thực hiện.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các dịch vụ công trên môi trường trực tuyến; trước hết, quán triệt và vận động đến từng đảng viên, cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang tại địa phương thực hiện và vận động người thân, gia đình hưởng ứng thực hiện, "cán bộ đi trước, làng nước theo sau".

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân
Các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tham mưu tỷ lệ phần trăm dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để góp phần thúc đẩy thực hiện. Tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (hiện nay chỉ gần 18%).

Về ứng dụng CSDLQG về dân cư, thẻ căn cước gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng, CSDL nêu trên, nhất là trên các lĩnh vực: Thanh toán không dùng tiền mặt; xác thực tài khoản ngân hàng; cho vay tín chấp; tích hợp các thông tin trên thẻ căn cước và tài khoản định danh để thay thế các loại giấy tờ công dân... Trong đó, phải giải quyết sớm dứt điểm một số việc như bảo đảm tài khoản điện thoại chính chủ, làm sạch sim rác; tạo tài khoản an sinh xã hội để phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp thiên tai, bệnh dịch qua tài khoản...

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, đề nghị Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều phối dữ liệu dân cư. Bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động các nguồn lực và khai thác nguồn lực từ dữ liệu; tăng cường hợp tác quốc tế; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi đua - khen thưởng.

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu triển khai công việc thực chất, tránh hình thức, để người dân và doanh nghiệp thấy được sự thiết thực, hiệu quả, tiện ích, tiết kiệm và bảo mật thông tin, từ đó đồng tình ủng hộ, hưởng ứng tham gia thực hiện.

"Việc gì được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động