Chuyên gia hướng dẫn người bệnh tim mạch cách tự bảo vệ mình trong dịch Covid-19
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về phòng chống Covid-19 Hai người trở về từ Mỹ mắc Covid-19, Việt Nam có 1.124 bệnh nhân |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim cấp.
Bên cạnh đó, chức năng tim đã suy yếu, người bệnh vốn đã khó thở, mệt mỏi vì bệnh tim mạch sẵn có, nay lại càng khó thở hơn vì Covid-19 gây hội chứng viêm phổi cấp, khiến họ không đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2 tiến triển bệnh của họ sẽ nặng hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn so với người bình thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng (bên trái) chia sẻ người bệnh tim mạch cần tự bảo vệ mình trong dịch Covid-19 |
Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng khuyến cáo, bệnh nhân bị bệnh tim mạch cần ý thức được họ là nhóm nguy cơ rất cao về nhiễm bệnh cũng như các biến chứng nặng xảy ra nếu không may bị nhiễm Covid-19. Bệnh nhân tim mạch lại thường là những bệnh cần được theo dõi dài hạn, dùng thuốc dài ngày.
“Một số thuốc điều trị bệnh lý tim mạch lại cần theo dõi định kỳ xét nghiệm cũng như có thể tương tác hoặc bị ảnh hưởng khi phải điều trị bởi các thuốc khác. Bên cạnh đó, một số triệu chứng của bệnh tim mạch lại cũng rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng nhiễm Covid-19 như khó thở, đau ngực…”, ông Hùng cho biết.
Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cũng khuyến cáo, các bệnh nhân tim mạch và người thân nên tỉnh táo, không hoang mang và nên biết cách tự theo dõi diễn biến của bệnh. Theo khuyến cáo của các Hiệp hội Tim Mạch lớn trên thế giới cũng như các Ủy Ban Kiểm soát bệnh tật trên thế giới, những bệnh nhân có nguy cơ cao, trong đó có bệnh nhân tim mạch, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo chung cho mọi người dân của cơ quan y tế tại địa phương.
Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y Tế đã đưa ra các khuyến cáo chung rất rõ ràng là: tránh tụ tập nơi đông người; người trên 60 tuổi nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác; đeo khẩu trang khi ra ngoài; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường chế độ dinh dưỡng và luyện tập nâng cao sức khỏe; mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh.
Với bệnh nhân tim mạch, ngoài những khuyến cáo trên cần có những lưu ý riêng: Bản thân bệnh tim mạch là nguy cơ cao, nên những người bị bệnh tim mạch càng nên hạn chế tiếp xúc người khác, nên ở nhà. Bên cạnh đó, cần liên hệ, hoặc tìm ngay số điện thoại liên hệ với các nhân viên y tế địa phương và bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa tim mạch đang theo dõi sức khỏe cho bản thân.
Người có tiểu sử bệnh tim mạch cũng cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc tim mạch mà mình hiện có, nếu cơ số còn ít thì cần gọi bác sĩ, phòng khám chuyên khoa và nhà thuốc mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời đầy đủ số lượng; cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp tự động, cân sức khỏe; tự theo dõi thường xuyên các dấu hiệu thường gặp trong nhiễm Covid-19.
Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng thông tin, thống kê tại Mỹ cho thấy trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tới bệnh viện khám giảm khoảng 30%, tỉ lệ tử vong do bệnh lý này lại gia tăng đáng kể. Trong khi đó, thống kê sơ bộ tại nhiều cơ sở y tế ở Việt Nam cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân đến khám và cấp cứu bệnh lý tim mạch đều giảm 30-50%. Rõ ràng dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong việc khám chữa bệnh.
“Cần chú ý là, nếu bệnh nhân tim mạch chỉ chú ý vào dịch mà quên mất rằng bệnh tim mạch của chúng ta vẫn tiến triển, có thể nguy hiểm dẫn đến chết người. Do vậy, bệnh nhân tim vẫn hết sức chú ý trong việc chăm sóc bản thân và tuân thủ điều trị trước hết là với các bệnh lý tim mạch theo chỉ dẫn của thầy thuốc trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Bên cạnh đó, những chú ý về Covid-19 nên được quan tâm đúng mực”, Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng cho biết trước đây, tỉ lệ bệnh nhân mắc tăng huyết áp chủ yếu ở độ tuổi từ 60-70 tuổi. Thế nhưng, hiện nay, người dưới 40 tuổi chiếm đến 20% trong tổng số các trường hợp bị tăng huyết áp. Đặc biệt, bệnh tim mạch và các tai biến tim mạch càng ngày được phát hiện nhiều ở lứa tuổi từ 25-40. Những lý do phổ biến khiến bệnh lý tim mạch gia tăng ở người trẻ, đó là lạm dụng rượu bia; hút thuốc; ít vận động; thừa cân, có tiền sử mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp; thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, bị áp lực về tâm lý. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00