Chuyện người kỹ sư say mê sáng kiến

(LĐTĐ) Với phương châm tự nhắc nhở bản thân mình: “Lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vươn lên”, mỗi ý tưởng nhỏ đều xuất phát từ yêu cầu công việc được giao để hôm nay tốt hơn mình ngày hôm qua, 5 năm qua, anh Đỗ Hồng Quang - Kỹ sư, Giám sát vận hành Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn là tác giả và đồng tác giả của 1 đề tài nghiên cứu khoa học và 10 sáng kiến với giá trị làm lợi ước tính hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Hà Nội: Vượt chỉ tiêu đặt ra trong Chương trình “1 triệu sáng kiến” Khơi dậy sức sáng tạo của người lao động

Chủ nhân của 1 đề tài và 10 sáng kiến

Tôi có dịp gặp gỡ, nghe anh Đỗ Hồng Quang chia sẻ về công việc và niềm đam mê sáng tạo, cống hiến của mình khi anh có dịp về Thủ đô Hà Nội nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023 - giải thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhằm vinh danh công nhân lao động trực tiếp sản xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua "Lao động giỏi, Lao động sáng tạo" do tổ chức Công đoàn phát động.

Chuyện người kỹ sư say mê sáng kiến
Kỹ sư Đỗ Hồng Quang chia sẻ kinh nghiệm thi đua lao động sáng tạo tại Lễ vinh danh Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Chia sẻ về ngành nghề, công việc của mình, anh Quang cho biết: Thực hiện mong ước của Bác Hồ về “Việt Nam khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh” và thực hiện mục tiêu “Nhanh chóng tìm ra và khai thác nhiều dầu khí... nhanh chóng hình thành một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, bao gồm thăm dò, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, hóa dầu, cơ khí phục vụ ngành dầu khí...”, hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ người lao động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã làm rạng rỡ ngành Dầu khí, đưa Việt Nam tự tin có mặt trên bản đồ những nước có dầu trên thế giới.

Để có được niềm tự hào đó, thực tiễn phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã chứng minh: Chỉ có con đường duy nhất, đó chính là vừa nghiên cứu, vừa lao động, vừa tư duy sáng tạo, đột phá để từng bước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để những đôi tay, khối óc, các ý tưởng, sáng kiến được thăng hoa, các đề tài nghiên cứu khoa học được đi vào thực tiễn vận hành sản xuất, kinh doanh thương mại và đã thật sự góp phần quyết định tạo dựng nên thương hiệu PetroVietnam như ngày nay, trở thành một trong những trụ cột nền kinh tế Việt Nam, và đặc biệt thực hiện sứ mệnh chính trị tham gia bảo vệ, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.

Là một kỹ sư Giám sát vận hành tại Cụm phân xưởng Chưng cất dầu thô, Ban Vận hành sản xuất, anh Đỗ Hồng Quang luôn trau dồi tích lũy kiến thức và trình độ chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo, các chương trình hội thảo và trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Và từ kiến thức này, qua thực tiễn vận hành sản xuất, với mong muốn không ngừng tối ưu, không ngừng cải tiến để Cụm Phân xưởng vận hành ngày một tối ưu hơn, anh Quang đã luôn tìm tòi, trăn trở, suy nghĩ từ những ý tưởng, sáng kiến nhỏ.

“Với phương châm tự nhắc nhở bản thân mình: “Lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vươn lên”, mỗi ý tưởng nhỏ đều xuất phát từ yêu cầu công việc được giao để hôm nay tốt hơn mình ngày hôm qua, đó là: Khó khăn nhỏ => ý tưởng nhỏ, Khó khăn lớn => ý tưởng lớn => Luôn nhận thức rõ, tôn trọng từng ý tưởng nhỏ và tập hợp các ý nhỏ này sẽ tạo nên những ý tưởng, sáng kiến lớn hơn, làm lợi cho Công ty nhiều hơn. Và từ đó, các ý tưởng cứ thế phát triển trong tôi cùng sự hỗ trợ của đồng nghiệp để mang lại nhiều sáng kiến, ý tưởng, đề tài khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong vòng 5 năm qua, số lượng sáng kiến, cải tiến, ý tưởng khả thi mà tôi là tác giả và đồng tác giả là 1 đề tài nghiên cứu khoa học và 10 sáng kiến với giá trị làm lợi ước tính là hơn 1.053 tỷ đồng”, anh Quang chia sẻ.

Càng khó khăn càng phải thi đua

Chia sẻ về quá trình phấn đấu, vươn lên của mình, kỹ sư Đỗ Hồng Quang cho biết: Học tập tinh thần thi đua yêu nước của Bác Hồ “Càng khó khăn càng phải thi đua”, “Công việc hằng ngày là nền tảng của thi đua”, bản thân anh cũng như những người lao động công ty luôn đặt cho bản thân mình mục tiêu cao hơn, ý thức sâu sắc rằng, chỉ có sáng tạo, vượt qua giới hạn bản thân ngay chính từ nhiệm vụ được giao hàng ngày để mỗi ngày mình tốt hơn mình hôm qua; chỉ có đào sâu nghiên cứu mới tối ưu hóa hoạt động mới mang đến hiệu quả mọi mặt cho Công ty để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, khẳng định trí tuệ, bản lĩnh người thợ Dầu khí.

“Phong trào thi đua Lao động sáng tạo thật sự là đòn bẩy mà qua đó người lao động có thể phát huy mọi tiềm năng bản thân được khai phá để tham gia thật đắc lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục mỗi ngày”, góp phần tạo nên sự bứt phá bằng trí tuệ, bản lĩnh của người thợ dầu khí Lọc hóa dầu Bình Sơn, là động lực đưa công ty phát triển trên chặng đường mới với “Khát vọng tiên phong”, anh Quang cho biết.

Động lực khiến anh Quang cũng như người lao động tại Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến đó là các chế độ, chính sách khen thưởng đối với người lao động đam mê sáng kiến, cải tiến, nghiên cứu khoa học.

Cụ thể: Công ty hiện đang áp dụng các chế độ khen thưởng vinh danh kịp thời thông qua Quỹ Khoa học công nghệ BSR, cùng với đó các phần thưởng là các danh hiệu được vinh danh vô cùng cao quý dành cho mỗi người lao động từ Công đoàn Dầu khí Việt Nam đến Công đoàn BSR như Danh hiệu “Người lao động Dầu khí tiêu biểu”, “Người lao động BSR tiêu biểu” vào Tháng Công nhân hằng năm. Bên cạnh đó, người lao động còn được tham gia các chuyến đi giáo dục truyền thống, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; được xét nâng lương khi đạt thành tích trong công tác sáng kiến, cải tiến với điểm ưu tiên.

“Đây là phần thưởng tuyệt vời để mỗi chúng tôi tiếp tục nỗ lực phấn đấu bền bỉ vì sự phát triển của BSR trong hiện tại và tương lai”, kỹ sư Đỗ Hồng Quang chia sẻ.

Chính nhờ những đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua Lao động giỏi, Lao động sáng tạo để mỗi ngày càng tối ưu hoạt động Nhà máy trước các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong vận hành sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; và cũng nhờ lan tỏa được tinh thần vượt khó, sáng tạo trong mỗi cán bộ, công nhân viên như anh Quang, BSR đã không ngừng vươn lên, khẳng định vị trí là đơn vị dẫn đầu về số lượng sáng kiến, cải tiến, các công trình nghiên cứu khoa học được Đảng, Nhà nước, các cấp tôn vinh.

Minh chứng là trong giai đoạn 1 Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, BSR có 383 sáng kiến đăng ký thành công trên hệ thống của Chương trình, dẫn đầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Và hiện nay, Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, BSR đang là đơn vị dẫn đầu về số lượng sáng kiến đăng ký thành công trên hệ thống.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động