Chuyện những nông dân làm giàu từ nông nghiệp sạch
Sản xuất rau an toàn, nan giải bài toán giá Hiệu quả từ cuộc vận động “3 sạch” |
Đan Phượng là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận huyện nông thôn mới. Đến với các xã của huyện Đan Phượng ngày hôm nay, không khó để nhận ra nét nông thôn mới rất rõ. Từ sự thay da đổi thịt trên mọi mặt, huyện Đan Phượng đã chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Đan Phượng đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn… Kế hoạch triển khai trên tất cả các xã, nhưng tập trung làm điểm ở 3 xã Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung.
Mô hình sản xuất rau an toàn của vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý và chị Đặng Thị Cuối tại thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. |
Trú tại thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý và chị Đặng Thị Cuối được biết đến là tấm gương dám nghĩ, dám làm, tâm huyết với nghề nông, và quyết tâm làm giàu bằng nông nghiệp. Có trình độ tiếp thu và áp dụng công nghệ, chuyên nghiệp trong sản xuất, đó là công thức làm nên thành công của mô hình sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao của gia đình anh chị Cuối Quý.
Cách đây nhiều năm, vợ chồng anh chị Cuối Quý từng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan và có nhận thức ban đầu về mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông minh, tiện lợi và cho hiệu quả kinh tế cao, anh chị đau đáu sớm muộn gì cũng trở về quê hương để thực hiện ước mơ làm chủ vùng sản xuất rau hữu cơ và làm giàu trên chính quê hương mình. Bằng sự nỗ lực và kiên trì không ngừng, giờ đây anh chị đã thành công với mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng hạt giống rau biến đổi gen; đất trồng và nước tưới đảm bảo an toàn và được kiểm tra nghiêm ngặt. Trong đó, có nhiều loại cây mũi nhọn được thị trường ưa chuộng.
Hiện tại, sản phẩm rau của trang trại nhà anh chị Cuối Quý được các siêu thị, các bếp ăn tập thể, các đơn vị cá nhân đặt mua với số lượng lớn, vượt khả năng cung ứng của gia đình. Mô hình đã cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho hàng chục lao động với mức lương ổn định. Từ đó khẳng định bước đi bền vững và đem lại hiệu quả khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở các vùng ngoại đô của thành phố Hà Nội.
Không chỉ có vợ chồng anh chị Cuối Quý, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng nấm. Dưới sự hỗ trợ của huyện Đông Anh, từ một xưởng sản xuất với trang thiết bị đơn giản, gia đình bà Hương đã được hỗ trợ đầu tư một số máy móc phục vụ công việc sản xuất nấm như cabin hấp, nồi hơi, máy đóng bịch… các loại máy móc được đầu tư đã phát huy hết thế mạnh, giúp nấm sinh trưởng phát triển tốt và làm giảm thiệt hại trong quá trình nuôi trồng.
Hiện tại, gia đình bà Hương đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 3 loại nấm chủ yếu bao gồm: Nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. Giá nấm trên thị trường cũng luôn giữ ổn định qua các năm. Nấm sò được bán với giá từ 30-50 nghìn đồng/kg; nấm rơm dao động trên 100 nghìn đồng/kg; nấm mỡ có giá khoảng 120 nghìn đồng/kg.
“So với việc trồng rau, trồng lúa thì lợi nhuận từ nấm cao hơn nhiều lần. Đặc biệt, công việc tại xưởng nấm đã giúp gia đình không phải làm thuê bên ngoài mà vẫn có thu nhập ổn định. Xưởng nấm cũng là nơi tạo công ăn việc làm thời vụ cho người lao động lúc nông nhàn với thu nhập từ 25-30 nghìn đồng/ giờ”- Bà Phạm Khánh Hương nói.
Thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội cũng được biết đến với những cánh đồng rau an toàn. Từ nhiều năm nay, trên các cánh đồng nơi đây đã không còn sự xuất hiện của các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật do người dân nhận thức được giá trị của vùng rau an toàn.
Việc sản xuất rau an toàn là hướng đi đúng đắn, bền vững của ngành Nông nghiệp Thủ đô. |
Gắn bó với nghề nông đã vài chục năm, bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng) phấn khởi chia sẻ, trước đây người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch, thường sử dụng các loại phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật thì hiện tại chỉ dùng phân lân và phân hữu cơ trong quá trình chăm sóc rau. Với 8 sào ruộng trồng dưa lê, gia đình bà Thúy đưa về nguồn thu gấp đôi so với trồng lúa. Cùng đó, dưa lê trồng tại thôn Vĩnh Thượng khá hợp đất nên quả thường to, vị ngọt sắc, do đó, thương hiệu dưa lê Vĩnh Thượng đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến.
Có thể khẳng định, việc sản xuất rau an toàn là hướng đi đúng đắn, bền vững của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Thực tế cũng cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp và hộ sản xuất nông sản sạch còn nhỏ lẻ, chưa kiểm soát được chi phí đầu vào dẫn đến sản phẩm đầu ra giá còn cao. Trong khi đó, nhận thức của người dân về nông nghiệp sạch vẫn còn hạn chế, thích mua nông sản giá rẻ thay vì sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Để tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp sạch, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp đồng thời đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng, các hộ gia đình, doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường sử dụng chỉ dẫn địa lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo các tiêu chuẩn sản xuất nhất định như VietGAP. Đồng thời, hiện đại hóa công tác chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đặc biệt cần chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng đối với sản phẩm sạch. Có thực hiện tốt những điểm trên, nông sản sạch mới có chỗ đứng vững trên thị trường nội địa, từ đó giúp người nông dân ổn định sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21