Chuyện những “nông dân số”

(LĐTĐ) Chuyển đổi số đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Họ đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Thiết bị hỗ trợ cho những “nông dân số” giản đơn là chiếc điện thoại thông minh hay hiện đại hơn là hệ thống công nghệ điều khiển tự động.
Nông dân Sơn Tây ủng hộ thực phẩm cho tuyến đầu chống dịch Xuân mới đến thăm những “nông dân số”

Đưa công nghệ vào sản xuất

Mùa Xuân mới đã rạo rực trên những nhành non, lộc biếc với sắc thắm hoa đào mang theo bao ước vọng về một năm mới thịnh vượng. Trong không khí ấm áp của ngày đầu xuân, chúng tôi về các miền quê, nơi chất chứa những câu chuyện khởi nghiệp của người nông dân với đức tính chịu khó, tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, thay đổi tư duy, vươn lên phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của quê hương.

Chuyện những “nông dân số”

Trong muôn vàn những câu chuyện khởi nghiệp của những người nông dân Thủ đô, câu chuyện khởi nghiệp của ông Trần Văn Thắng (xã Thọ An, huyện Đan Phượng) khiến nhiều người cảm phục. Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại nằm trên cánh đồng xã Thọ An, ông Trần Văn Thắng cho biết, năm 2012, ông bắt đầu nuôi giống bò cỏ truyền thống. Năm 2014, ông mở rộng trang trại, các giống bò ngoại chất lượng cao như bò 3B, bò Brahman... đã được gia đình ông đưa vào chăn nuôi. Ban đầu gia đình ông nuôi với số lượng vài chục con, nhận thấy hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại, ông Thắng mở rộng mô hình có thời điểm số lượng bò trong trại lên tới vài trăm con.

Để đàn bò đạt chất lượng thịt cao, ông đã chủ động học hỏi kiến thức, kết hợp với kinh nghiệm tích luỹ trong nghề, tự phối trộn thức ăn tạo dinh dưỡng phù hợp cho bò trong từng giai đoạn sinh trưởng. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, ông đầu tư hệ thống uống nước tự động, áp dụng công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường. Khu chăn nuôi của gia đình cách xa khu dân cư và được xây dựng với hệ thống xử lý môi trường bảo đảm an toàn cho chăn nuôi. Khi mô hình chăn nuôi thuận lợi, ông đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến thịt bò.

Với mô hình chăn nuôi, phân phối khép kín, không phụ thuộc thương lái đã giúp ông Thắng giảm được nhiều chi phí, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 15 - 20 lao động trong vùng. Với những thành tích đạt được trong suốt hành trình dài gắn bó với mô hình chăn nuôi, năm 2022 ông Thắng vinh dự được bình chọn là 1 trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc.

Chuyện những “nông dân số”
Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong thu hoạch ổi lê Đài Loan. Ảnh: L. Hằng

Chia sẻ về những hiệu quả đã đạt được, ông Thắng cho biết: “Muốn phát triển vững từ chăn nuôi thì phải đầu tư công nghệ, kết hợp chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường đồng thời người nông dân phải không ngừng tìm tòi, học hỏi để cập nhật, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong tất cả các khâu sản xuất. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi những người trong nghề, tham quan, học các mô hình chăn nuôi ở các nước tiên tiến như Thái Lan, Australia để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi bò công nghệ cao về áp dụng cho mô hình của mình… Những kiến thức đó giúp tôi kiểm soát được dịch bệnh, tạo được thị trường tiêu thụ ổn định”.

Không chỉ riêng tại huyện Đan Phượng, mô hình chăn nuôi áp dụng kỹ thuật hiện đại cũng được triển khai tại nhiều địa phương khác trên địa bàn Thủ đô. Ông Lê Hữu Giang (thôn Ngô Đồng, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) cũng là một trong số những nông dân đi đầu, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm nông nghiệp truyền thống. Hiện ông Giang đang sở hữu trang trại nuôi gà đẻ lấy trứng với tổng đàn hơn 20.000 con. Ông đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thay đổi phương thức sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường.

Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi được ông đầu tư một cách bài bản, có hệ thống thông gió, dàn lạnh, chuồng nhốt, máng ăn, uống... Các công đoạn từ thức ăn, nước uống… của hàng chục ngàn con gà gần như tự động hoàn toàn. Nếu như cho ăn thủ công cần đến 3 - 4 tiếng thì hiện nay hệ thống tự động đã “giải phóng” sức lao động rút xuống còn 1 tiếng rưỡi, không cần nhân công.

Mỗi chuồng nuôi được đánh số, cập nhật theo dõi qua sổ nhật ký điện tử nên lượng thức ăn, sức khỏe của vật nuôi được giám sát. Đặc biệt ông đã kết nối thành công thiết bị điện, máy đo nhiệt độ, độ ẩm với chiếc điện thoại thông minh. Bất kỳ sự cố nào về điện như mất điện đột ngột hay nhiệt độ cao sẽ được báo về điện thoại ngay lập tức. Nhờ đó, ông đã tiết kiệm được nhiều thời gian trong quy trình chăm sóc gà mái đẻ, hạn chế thấp nhất rủi ro gà bị ngạt khí.

Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền xã về hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng sản phẩm OCOP, trứng gà đẻ của gia đình ông Giang luôn có thị trường tiêu thụ ổn định. Với quy mô sản xuất, chăn nuôi và ấp nở trứng gia cầm như hiện nay, trung bình mỗi ngày trang trại gà của ông xuất bán ra thị trường khoảng vài ngàn quả trứng. Gà đẻ ngày nào đều có đại lý đến trực tiếp mua, mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

Số hóa để tiêu thụ sản phẩm

Những nền tảng khoa học, công nghệ không chỉ đang được nông dân ứng dụng vào trong các mô hình chăn nuôi mà còn đang phát huy nhiều hiệu quả ở lĩnh vực trồng trọt. Đến với các “vựa hoa” của Thủ đô vào tháng cuối năm mới thấy không khí Xuân rõ nét hơn khi tấp nập vào ra những chuyến xe chở hoa cây cảnh đi khắp muôn nơi. Trên khắp những cánh đồng rộng mênh mông là bạt ngàn những thửa ruộng hoa cúc, hoa ly, thược dược… nở chúm chím, nụ xanh mướt, bà con nhộn nhịp rẽ từng luống chăm chút hoa cẩn thận, kĩ lưỡng.

Ngoài áp dụng khoa học kỹ thuật vào các công đoạn trồng, chăm sóc hoa, những “nông dân số” sử dụng công nghệ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng qua các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Chị Đặng Thị Thúy, chủ nhà vườn Thúy Mộc (huyện Gia Lâm) vừa cầm điện thoại livestream quá trình chăm sóc hoa cây cảnh vừa chỉ đạo xe chở sản phẩm tới khách hàng. Chị Thúy cho biết, đông đảo khách hàng biết đến nhà vườn bởi những hình ảnh đẹp chị chia sẻ trên mạng xã hội. Không chỉ sử dụng thành thạo thiết bị thông minh, các phần mềm ứng dụng, các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh bắt mắt, chị Thúy còn thành thạo nền tảng thương mại điện tử, kết nối các đơn vị vận chuyển…

Chuyện những “nông dân số”
Mô hình nuôi bò của ông Trần Văn Thắng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong vùng. Ảnh: N.Hoa

“Chắc hẳn nhiều người vẫn quen với hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn nhưng ngày hôm nay, người nông dân cũng đã có thêm một hình ảnh khác, đó là “nông dân số” với các mô hình kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp kiểu mới, nhất là trong 2 năm qua khi dịch Covid-19 cản trở các hình thức bán hàng truyền thống. Chúng tôi đã tự mình chuyển đổi để thích ứng và đang tiếp tục tiếp cận các hình thức bán hàng thông minh hơn trên nền tảng số, giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm tốt hơn”, chị Thúy chia sẻ.

Không chỉ riêng cá nhân những nông dân, hiện nay các Hợp tác xã nông nghiệp cũng đã và đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên môi trường số. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh) với các sản phẩm cây ăn quả, trong đó nổi trội là ổi lê Đài Loan đã có thị trường tiêu thụ rộng mở nhờ chủ động, bắt nhịp xu hướng kinh doanh của nền nông nghiệp thông minh.

Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Hợp tác xã đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Việc tạo mã truy xuất nguồn gốc đã tạo thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Thông qua mã truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và tin tưởng sử dụng. Để hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, Hợp tác xã đã tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Trong năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của huyện Mê Linh và được Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đánh giá cao về chất lượng.

Hiện nay các sản phẩm của Hợp tác xã đã có chỗ đứng, thị trường ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm của Hợp tác xã đến với khách hàng không chỉ thông qua hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch của thành phố Hà Nội mà còn có thị trường tiêu thụ rộng tại các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên…

Với những cách làm sáng tạo, đổi mới, phù hợp với xu hướng của thị trường, mỗi năm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong mang lại doanh thu từ 600 tới 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động địa phương. Từ 7 xã viên tham gia vào mô hình sản xuất ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có 16 thành viên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, diện tích trồng cây ăn quả của Hợp tác xã ngày càng được mở rộng.

Chuyện những “nông dân số”
Sản phẩm OCOP các vùng miền được bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.

Ông Nguyễn Thế Lâm, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong chia sẻ: Để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tới người tiêu dùng, Hợp tác xã đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá trên nền tảng số. Hiện tại, sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua các sàn thương mại điện tử, Hợp tác xã tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Có những thời điểm, một số nơi phải “giải cứu” ổi với giá chỉ 10.000 đồng/kg nhưng sản phẩm của Hợp tác xã vẫn bán được tại hệ thống cửa hàng tiện ích và các sàn thương mại điện tử với giá 25.000 đồng/kg.

Đó chỉ là số ít những gương nông dân Thủ đô tiêu biểu, đại diện cho hàng trăm, hàng nghìn người nông dân đã và đang thay đổi tư duy, chủ động làm chủ công nghệ số, đáp ứng xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại. Mỗi người chọn một lối đi riêng nhưng ở họ có điểm chung luôn ý thức tự chủ động cập nhật các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt để áp dụng vào mỗi quy trình sản xuất. Không phủ nhận những kết quả tích cực mà họ đã có được, tuy nhiên để chuyển đổi số trong nông nghiệp thực sự đạt kết quả cao, nếu chỉ dựa sự chủ động vào cuộc của nông dân thì chưa đủ, sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, các đoàn thể cũng là điều kiện tiên quyết giúp nông dân bắt nhịp nhanh hơn với nông nghiệp công nghệ số.

Để hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận, tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại, từ đầu năm 2022 đến nay, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hội nghị, hội thảo kết hợp với trưng bày, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản trên nền tảng số. Để kết nối, xây dựng kênh bán hàng điện tử, ngành nông nghiệp Thủ đô xác định việc đẩy mạnh số hóa là nhiệm vụ có tính đột phá, cần triển khai quyết liệt.
Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến lùi thời điểm tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến lùi thời điểm tắt sóng 2G

(LĐTĐ) Cục Viễn thông đang tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét kéo dài thời hạn tắt sóng 2G, việc kéo dài thời hạn này vừa giúp nhà mạng có thêm thời gian tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai vừa tạo điều kiện để tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi thuê bao 2G Only tại các khu vực khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông.
Ưu tiên nguồn lực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp nghỉ lễ

Ưu tiên nguồn lực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính phải ưu tiên nguồn lực trực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng 24/7, đảm bảo phát hiện sớm các nguy cơ tấn công, thay đổi giao diện, kịp thời xử lý và khắc phục sự cố tấn công mạng trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024

Phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024 là năm thứ 5 giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động, đồng thời tôn vinh các sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới.
Bước tiến mới trong quản lý đô thị thông minh

Bước tiến mới trong quản lý đô thị thông minh

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đang tạo ra bước tiến mới trong quản lý đô thị thông minh với hơn 130.000 cán bộ và 545.000 người dân sử dụng, cùng hơn 3.268 ý kiến phản ánh được tiếp nhận.
Quy trình đăng ký cấp Căn cước cho trẻ 0-14 tuổi qua Cổng dịch vụ công

Quy trình đăng ký cấp Căn cước cho trẻ 0-14 tuổi qua Cổng dịch vụ công

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, trẻ em từ 0 tuổi đến dưới 14 tuổi có thể được cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu. Cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của công dân từ 0 đến 14 tuổi có thể thực hiện đăng ký cấp Căn cước qua Cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh điện tử (VNEID) hoặc đến trực tiếp tại cơ quan Công an.
Hiệu quả chuyển đổi số, góc nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

Hiệu quả chuyển đổi số, góc nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

(LĐTĐ) Năng lực đội ngũ y, bác sĩ có giỏi chuyên môn đến mấy, nhưng thiếu và yếu mảng số hóa (chuyển đổi số) thì việc khám, điều trị và cứu người của các bệnh viện coi như giảm đi một nửa. Vì vậy, chuyển đổi số đươc ngành Y tế được xem là một trong những trụ cột, nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện Việt Đức là một trong những đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số, thực tế đã, đang mang lại những hiệu quả rõ rệt.
Vận hành hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia

Vận hành hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cho biết, hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành trong các cơ quan, đơn vị từ đầu năm đến nay được khai thác, vận hành có hiệu quả.
Từ 1/9: Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản trên toàn quốc

Từ 1/9: Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản trên toàn quốc

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện trực tiếp chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng tại BHXH 43 tỉnh, thành phố và từ ngày 1/9 tới đây, cơ quan BHXH sẽ thực hiện phương thức chuyển tiền trực tiếp này tại 20 tỉnh còn lại.
Hà Nội: Đã có người thực hiện thành công thủ tục đăng ký xe trực tuyến

Hà Nội: Đã có người thực hiện thành công thủ tục đăng ký xe trực tuyến

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), sáng nay, công dân đầu tiên đã nộp hồ sơ và thực hiện bấm biển số xe thành công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Người dân đã được gửi email thông báo việc cấp biển số. Theo đó, từ ngày 1/8, người dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc trên ứng dụng VNeID.
Xem thêm
Phiên bản di động