Cơ chế đặc thù sẽ giúp y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình… là một trong các nội dung quan trọng được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội luôn đồng hành, chia sẻ cùng ngành y tế Cần đẩy mạnh bản lĩnh, trình độ và y đức của nhân viên y tế

Dự thảo Luật đưa ra các quy định nhằm xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại phù hợp với quy mô dân số, địa bàn thực hiện. Trong đó, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khoẻ nhân dân; phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện công lập và ngoài công lập.

Dự thảo Luật quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập của thành phố Hà Nội được sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong mua sắm, sửa chữa thực hiện theo quy định về mua sắm, sửa chữa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng kinh phí ngân sách để thanh toán một số nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình gồm: Quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn, tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh; mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình làm căn cứ để thanh toán bảo hiểm y tế theo pháp luật bảo hiểm y tế.

Tìm cơ chế đặc thù để xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại
Bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám, chữa bệnh cho đoàn viên Công đoàn quận Thanh Xuân.

Từ năm 2019, Hà Nội đã triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình và đã đưa số trạm y tế thực hiện theo nguyên lý y học gia đình từ mức 47,8% số trạm lên mức 82,73% số trạm vào năm 2020.

Tuy nhiên, các trạm y tế còn gặp nhiều khó khăn như thiếu bác sĩ có chất lượng phù hợp, nhất là tại trạm y tế xã, các dịch vụ chuyên sâu tại trạm y tế chưa thể thanh toán bằng bảo hiểm y tế, số lượng cơ sở hành nghề y tư nhân thực hành nguyên lý y học gia đình còn khá hạn chế…

Do đó, dự thảo Luật giao Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định lộ trình, cơ chế tài chính, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để thực hiện cơ chế khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình. Đồng thời, quyết định việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế để phát triển hoạt động khám, chữa bệnh y học gia đình trên cơ sở nguồn kinh phí bảo hiểm y tế được phân bổ.

Dự thảo Luật cũng giao Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng kinh phí ngân sách và người bệnh chi trả để thanh toán dịch vụ cấp cứu ngoại viện; mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện.

Đồng thời, quy định về hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực y tế thực hiện khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài, cập nhật, chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y dược, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh, y tế công cộng cho cơ sở y tế công lập của thành phố Hà Nội.

Theo dự thảo Luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thủ đô; lộ trình phát triển và tổ chức, hoạt động của hệ thống cấp cứu ngoại viện trên địa bàn Thủ đô bao gồm Bệnh viện 115, Trung tâm điều phối cấp cứu, Trung tâm đào tạo cấp cứu và mạng lưới cấp cứu; trạm cấp cứu của 115 và các tổ cấp cứu ngoại viện của các bệnh viện đóng trên địa bàn Thủ đô.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng quy định lộ trình thực hiện khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, việc phân cấp chuyên môn, chuyển cấp người bệnh thuộc đối tượng quản lý phù hợp với sự phát triển của hệ thống y tế Thủ đô.

Đồng thời, quy định việc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thành phố Hà Nội được áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép áp dụng tại nước ngoài mà lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Xem thêm
Phiên bản di động