Cô dâu trong đám cưới online ở bệnh viện dã chiến: "Cứ ngỡ váy cưới là bộ đồ bảo hộ"
Xúc động đám cưới online tại bệnh viện dã chiến của cô gái vào Nam chống dịch Những cảm xúc khó quên trong Lễ khai giảng trực tuyến Lá thư xúc động về tình người ấm áp giữa đại dịch |
Đám cưới giữa bệnh viện dã chiến
Ngày 2/8, cùng với gần 200 nhân viên y tế khác của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chị Đỗ Thị Ngọc Diệp (24 tuổi, làm việc tại khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Bạch Mai) lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch. Chị cùng các đồng nghiệp được phân công về Bệnh viện dã chiến số 16 (Quận 7) - một trong những cơ sở tiếp nhận các ca F0.
Trước khi lên đường, chị đã có lời ước hẹn cùng người yêu là anh Lê Quang Huy sẽ về trước lễ thành hôn của 2 người. Vốn trước đó, gia đình 2 bên đã đi xem ngày, ấn định sẽ tổ chức lễ cưới vào 23/8 âm lịch (29/9 dương lịch). Nhưng nhìn đồng nghiệp vào Nam chống dịch, chị đứng ngồi không yên nên chỉ xin phép “chỉ đi mấy tuần thôi”.
“Khi đi mình chẳng suy nghĩ gì đến chuyện nguy hiểm, chỉ muốn làm gì đó để giúp đỡ mọi người thôi. Mình cứ nghĩ có thể về kịp, nhưng không nghĩ dịch bệnh phức tạp và kéo dài đến vậy”, chị kể.
Cô dâu Ngọc Diệp rạng rõ, xinh đẹp trong ngày trọng đại. Ảnh: Nguyễn Tùng |
Biết khó giữ lời hứa trở về kịp, chị và gia đình đều sẵn sàng cho một ngày cưới thiếu bóng cô dâu. Đôi lúc trong giờ phút nghỉ ngơi, nghĩ đến việc “lỡ hẹn” mặc áo cưới, chị lại tủi thân. Nhưng nhiệm vụ còn đó, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận hàng nghìn ca bệnh. Sợ ảnh hưởng đến công việc chung, chị chẳng dám nói với ai. 5 ngày trước, sau ca trực, chị lặng lẽ vào một góc ở nhà kho tham dự lễ hỏi của chính mình thì các y, bác sĩ khác nhìn thấy.
“Mình cứ nghĩ đám cưới cũng ngồi trong nhà kho, mặc đồ bảo hộ chứ không nghĩ sẽ được mặc áo dài thế này”, chị tâm sự.
Khoảnh khắc mọi người gọi đi trang điểm cô dâu, được nhìn thấy chiếc bánh kem với màu sắc yêu thích, chị bất khóc trong hạnh phúc, và cũng có lẽ xen chút tủi thân.
Sau ca làm việc buổi sáng, cô dâu nhanh chóng trang điểm để kịp làm lễ vào buổi chiều. |
Hội trường đám cưới được dựng vội trong phòng họp bệnh viện. Vì tình hình dịch còn phức tạp nên không được tập trung quá 10 người. Những đồng nghiệp chỉ tranh thủ ghé qua phòng họp, gửi đến chị những cái ôm chúc mừng rồi lại lao đi làm nhiệm vụ. Thế rồi lễ cưới diễn ra, bên cạnh chị toàn người xa lạ, người thân đều ở trên màn hình, nhưng vậy thôi cũng đủ khiến cô gái trẻ hạnh phúc và biết ơn.
“Đây là niềm vui đặc biệt trong đời mình, nếu mình không vào thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ có một đám cưới nhẹ nhàng, bình thường bên gia đình. Nhưng hôm nay rất hạnh phúc vì đám cưới lại được tổ chức ấm cúng, được các mọi người quan tâm, thương yêu. Mình rất biết ơn”, chị tâm sự.
Ngày cưới, bên cạnh chị là những người xa lạ, còn người thân đều ở trên màn hình tivi. |
Chị cũng nói rằng bản thân may mắn vì chồng và gia đình thấu hiểu, luôn động viên để chị vững tin hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ thế, kể cả trong khoảnh khắc vất vả hay cô đơn nhất, chị cũng luôn có niềm tin lạc quan vào cuộc sống.
Người Sài Gòn nghĩa tình
3 tháng nay, công việc của nhóm chị Mai Hương là giúp đỡ bữa ăn cho y bác sĩ, gửi tặng thiết bị y tế và trao các phần quà từ thiện cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Cách đây 2 ngày, chị Hương nhận được lời nhờ mượn bộ áo dài và làm bó hoa cưới của một bác sĩ ở Bệnh viện dã chiến số 16.
“Nghe xong mình rất xúc động nên đã kết nối và lên kế hoạch cho một đám cưới tươm tất nhất có thể”, chị Hương kể.
Chị nhờ anh Hoàng Trung Vũ - chủ studio áo cưới Vũ Wedding House trên đường Hồ Văn Huê cho mượn áo dài. Vừa nghe câu chuyện, anh Vũ quyết định chung tay cùng chị tổ chức tiệc cưới. Trong 2 ngày ngắn ngủi, anh cùng ekip của mình giúp chuẩn bị trang phục cô dâu, bàn cưới, chữ hỷ, khay trầu,… một cách tươm tất nhất.
Bàn cưới được canh Vũ cùng ekip chuẩn bị ngay trong phòng họp của bệnh viện. |
“Tôi chẳng nghĩ gì cả, chỉ cảm thấy mình nên làm gì đó để cảm ơn các y, bác sĩ thôi. Họ đã vất vả quá nhiều trong thời gian vừa qua”, anh Vũ chia sẻ.
Đã có người chuẩn bị hội trường cưới, nhưng lại thiếu bánh kem, chị Hương nhờ người quen tìm được nơi nhận làm gấp. Lần nữa, khi vừa nghe công việc mà chị Hương đang làm, chủ cửa hàng Bếp của Phụng đã quyết định tặng bánh cưới cho cô dâu.
“Tôi có mua thêm cho cô dâu bó hoa, khi vừa nghe tôi kể, chị bán hoa cũng không chịu lấy tiền. Chỉ có của ít lòng nhiều, mong cô dâu chú rể hạnh phúc”, chị Phụng chia sẻ.
Chiếc bánh kem được làm cầu kỳ, cẩn thận, vì không chuẩn bị được hộp đựng nên bánh được bỏ trong 1 thùng caton lớn. Trong cơn mưa tầm tã, chị Phụng luôn miệng căn dặn phải cẩn thận đừng để ướt bánh.
Bánh kem được làm gấp trong mấy tiếng trước khi lễ cưới diễn ra. |
Còn chai rượu vang cũng là “của nhà trồng được”, chị đem đến tặng cô dâu để thực hiện nghi thức rót rượu.
“Còn nhiều anh chị khi nghe câu chuyện cũng xắn tay vào giúp đỡ, vận chuyển đồ đạc, bàn ghế qua bệnh viện để tổ chức lễ cưới. Mọi thứ được chuẩn bị hơn 1 ngày, đúng là kỷ niệm vô giá không bao giờ quên được”, chị Hương kể lại.
Tình bác sĩ Bác sĩ Trương Anh Thư - Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai, người cũng đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 16 kể lại: "Mấy ngày trước tôi cùng đồng nghiệp vô tình thấy Diệp một mình vào nhà kho. Cứ tưởng gọi cho người yêu nên chúng tôi tới gần định trêu thì thấy bên kia đang làm tiệc, hỏi ra mới biết là hôm ấy là đám hỏi của Diệp”. Khoảnh khắc ấy, các y, bác sĩ đều xúc động và thương cô gái trẻ. Ngày trọng đại như thế, Diệp lại chỉ có một mình. Nhận được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, các bác sĩ nhắn mượn áo dài, dự tính làm một đám cưới đơn sơ cho Diệp. Những người biết đến câu chuyện đều hết lòng giúp đỡ.
Từ Bệnh viện Bạch Mai, Tiến sĩ Dung - đồng nghiệp của cô dâu xúc động chia sẻ: "Tôi đã có thời gian làm việc với Diệp khá lâu rồi, không chỉ tôi mà các đồng nghiệp cũng rất xúc động, vì sự tận tâm của các anh chị đồng nghiệp ở Bệnh viện dã chiến số 16 dành cho Diệp. Các anh chị đã tổ chức cho Diệp một đám cưới ấn tượng như thế này, tình cảm của mọi người thật đáng quý, chúng tôi và Diệp sẽ không bao giờ quên". TS. bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc trung tâm Bệnh viện Dã chiến số 16 đã nhận làm đại diện họ nhà gái ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông chia sẻ với nhà trai qua màn hình trực tuyến: “Trong điều kiện khó khăn của bệnh viện dã chiến, chúng tôi đã làm việc quên ngày đêm, con dâu của các bác cũng vậy. Chúng tôi gửi lời chúc mừng và chia sẻ niềm vui với Ngọc Diệp, Quang Huy. Mong đợt này sẽ mau chóng qua, chúng tôi chiến thắng trở về để Diệp đoàn tụ cùng gia đình”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21