Có được giữ lại tiền thai sản của người lao động?
Một bạn đọc hỏi: Vợ tôi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng tại công ty và được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, sau khi cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán qua công ty thì công ty giữ lại một phần tiền và chỉ chuyển cho vợ tôi một phần với lý do là giữ lại để tránh trường hợp người lao động sau khi nghỉ 6 tháng thai sản thì nghỉ làm ở công ty luôn.
Công ty vợ tôi có trụ sở ở Hà Nội, vợ tôi làm trong chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Vừa rồi tình hình kinh doanh không tốt nên chi nhánh TP Hồ Chí Minh tạm ngưng hoạt động vô thời hạn, công ty trả lời tiền thai sản tạm giữ sau khi người lao động đi làm lại sẽ hoàn trả sau… Vậy trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho vợ tôi?
- Thông tin bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay: Khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động có quyền nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời theo một trong cách hình thức chi trả sau:
Trực tiếp từ cơ quan Bảo hiểm xã hội xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan Bảo hiểm xã hội ủy quyền; thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; thông qua người sử dụng lao động.
Khoản 4 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Khoản 2, điểm d khoản 7 Điều 40 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định như sau:
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
Buộc hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với vi phạm quy định nêu trên.
Trường hợp của vợ của bạn, Công ty không chi trả đầy đủ, kịp thời tiền trợ cấp thai sản đối với vợ của bạn là sai quy định. Do đó, vợ của bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn cơ sở của công ty về hành vi công ty không chi trả đủ tiền hưởng chế độ thai sản cho vợ của bạn. Trường hợp vợ của bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Công đoàn hoặc công ty không giải quyết khiếu nại thì vợ của bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23