Cơ hội để người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động
Đa dạng vị trí, ngành nghề dành cho người lao động
Nhằm hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, sáng nay (18/6), Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm tổ chức Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm năm 2022.
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm bấm nút khai trương Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm năm 2022. Ảnh: B.D |
Tham gia Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm có 40 doanh nghiệp, đơn vị; tuyển dụng, tuyển sinh với 1.375 chỉ tiêu thuộc các vị trí ngành nghề đa dạng.
Trong đó có sự tham gia của một số doanh nghiệp, nhãn hàng có uy tín như: Tổng Công ty May 10-CTCP, Siêu thị Điện máy HC, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Hà Nội, Công ty TNHH Hanopro Việt Nam, Công ty TNHH Ninsing Logistics, Công ty TNHHH Lixem Việt Nam… với các chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng các ngành nghề: Kế toán - thu ngân, bán hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên hành chính, kỹ sư xây dựng, công nhân, bếp - phụ bếp, may mặc…
Ngoài ra, tại Phiên giao dịch việc làm có 250 chỉ tiêu du học, xuất khẩu lao động các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… mang lại thêm những lựa chọn công việc cho người lao động tại địa phương.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành, các chỉ tiêu có chất lượng cùng quyền lợi và mức thu nhập thỏa đáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chưa có việc làm tìm kiếm việc làm phù hợp, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động. Đây cũng là cơ hội để người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Gia Lâm lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
Đánh giá về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp, lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Trong tổng số 40 doanh nghiệp tham gia, có 16/38 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 42,1%); số còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: May mặc, siêu thị, xây dựng, bưu chính, xuất khẩu lao động...
Ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm. Ảnh: B.D |
Xét theo nhu cầu về trình độ: Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học - Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất: 622/1.375 lao động (chiếm tỷ lệ 45,2%); nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Trung cấp - Công nhân kỹ thuật: 318/1.375 lao động (chiếm tỷ lệ 23,1%); nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông: 678/1.375 lao động (chiếm tỷ lệ 31,7%).
Về mức thu nhập, qua tổng hợp cho thấy: Các chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 10 triệu đồng trở lên có 355/1375 chỉ tiêu (chiếm 25,8% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của các chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao, các vị trí kinh doanh, quản lý, kỹ sư, giám sát, Trưởng/Phó phòng dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất: 557/1.375 chỉ tiêu (chiếm 40,5% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như: Kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, các vị trí lao động phổ thông có tay nghề…
Các chỉ tiêu có mức thu nhập 5-7 triệu đồng có 295/1375 chỉ tiêu (chiếm 21,4% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của các vị trí việc làm thời vụ - bán thời gian hoặc dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, người lao động phổ thông ở các vị trí công việc tập sự, đơn giản chưa yêu cầu chuyên môn cao.
Còn lại 168 vị trí tuyển dụng mức lương sẽ được doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động.
Một trong những giải pháp để thúc đẩy thị trường lao động
Chia sẻ tại Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm năm 2022, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cho biết, việc tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động tại huyện Gia Lâm có ý nghĩa hết sức thiết thực, là một trong những giải pháp để thúc đẩy thị trường lao động, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện và khu vực lân cận sau đại dịch Covid-19.
Ứng viên tham gia phỏng vấn tại Phiên giao dịch việc làm ngày 18/6. Ảnh: B.D |
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2022 là cơ hội thuận lợi dành cho người lao động lựa chọn những công việc, ngành nghề phù hợp với khả năng hiện có. Đây cũng chính là cơ hội tốt để học sinh, sinh viên; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, lao động trở về từ vùng dịch trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận tìm kiếm việc làm phù hợp với nguyện vọng của bản thân.
“Không chỉ tạo môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động, đây chính là cơ hội tốt để lực lượng lao động trên địa bàn huyện, đặc biệt là lao động trẻ tìm được việc làm phù hợp với khả năng”, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội khẳng định.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, thời gian qua, Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; chú trọng quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các lao động yếu thế, người tàn tật, hộ nghèo, gia đình khó khăn, gia đình chính sách. Đồng thời, cung cấp thông tin cung cầu lao động cho Thành phố và huyện trong việc hoạch định cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác lao động việc làm.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Phiên giao dịch việc làm và làm cơ sở dữ liệu cho hoạt động của Điểm giao dịch việc làm vệ tinh; đồng thời tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động, trước Phiên giao dịch việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm đã phối hợp tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, nguyện vọng tìm việc của 496 người lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm. Kết quả cho thấy số lượng lao động phổ thông chiếm đa số với 47,58%, số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 52,42%. Điều này phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng và các quận huyện ngoại thành Hà Nội nói chung, khi mà nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông và lao động chưa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đại đa số. Đây cũng là yếu tố thuận lợi làm nên thành công của Phiên giao dịch việc làm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56