Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhờ ứng dụng tài nguyên dữ liệu số

Trong bối cảnh tác động của Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số vươn mình và đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Có thể nói, dữ liệu số được xem là chìa khóa vàng, phát triển không ngừng và thôi thúc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực xử lý, phân tích thành các dữ liệu có giá trị.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sản xuất Doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi bằng giải pháp chuyển đổi số

Có cần coi dữ liệu là tài sản?

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã có tiến bộ vượt bậc về khả năng xử lý các tập dữ liệu lớn, về điện toán nhận thức dựa trên các ngành khoa học về trí tuệ nhân tạo và xử lý tín hiệu. Được sự trợ giúp của công nghệ đám mây, chủ doanh nghiệp đã tận dụng được khả năng khai phá dữ liệu chưa từng có, phục vụ hiệu quả cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, và kể cả thỏa mãn được các nhu cầu học tập, y tế và giải trí cho cộng đồng.

Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhờ ứng dụng tài nguyên dữ liệu số
Tài nguyên dữ liệu số đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực xử lý, phân tích tốc độ cao trong bối cảnh nền kinh tế đang được số hóa (Ảnh minh họa).

Có thể nói, dữ liệu là yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế số; đồng thời làm thay đổi hoàn toàn cách lưu chuyển thông tin, từ đó giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch, tác động đến tính minh bạch, hiệu quả, công bằng, cạnh tranh.

Theo ông Trương Bá Toàn, CEO Western Digital Việt Nam, trong giai đoạn năm 2022-2027 sẽ là thời kỳ bùng nổ của chuyển đổi số, do đó, doanh nghiệp cần chú trọng khai thác dữ liệu, tận dụng và triển khai tốt Big Data - Dữ liệu lớn, AI - Trí tuệ nhân tạo...

Tại Hội thảo trực tuyến “Ứng dụng dữ liệu để đột phá trong kinh tế số”, Phó giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Minh - Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương đưa ra nhận định: “Chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang giai đoạn đi sâu vào thực trạng và cần phải đẩy nhanh tốc độ nếu không muốn bị bỏ lại phía sau”.

Ngày nay, dữ liệu đã trở thành phương thức phát triển mới, giúp tối ưu hóa các nguồn lực, phát triển bền vững, góp phần quan trọng đem lại an toàn, tiện ích hơn cho người dân và phát triển kinh tế xã hội phồn vinh, thịnh vượng. Dữ liệu là một loại tài nguyên đặc biệt, quy mô càng lớn thì giá trị càng cao, càng được chia sẻ và tái sử dụng càng tạo ra giá trị.

Bởi vậy, giá trị cốt lõi của nền kinh tế số là tạo ra một cơ chế khai thác giá trị, chia sẻ và sử dụng dữ liệu một cách tối ưu nhất. Do đó, trong tiến trình thực hiện tầm nhìn chiến lược về nền kinh tế số của các quốc gia, một trong những bước đầu tiên được triển khai là xây dựng và thực thi chiến lược về dữ liệu mở.

Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Hữu Hạnh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Học viện Bưu chính Viễn thông, chuyên gia Dữ liệu cho rằng, khi muốn thay đổi một công thức có tính chất sáng tạo hơn của một tổ chức cần có hai thứ, một là công nghệ mới, hai là phân tích dữ liệu. Dữ liệu rất đa dạng, tuy nhiên để chuyển nó thành có giá trị thì phải xem dữ liệu là tài sản.

Bên cạnh đó, phân tích dữ liệu cũng là một bước giúp doanh nghiệp biến dữ liệu thành tài sản để khai thác và quản lý kinh doanh. Thông thường phân tích dữ liệu sẽ chia thành 3 giai đoạn. Đầu tiên là trình bày dữ liệu dưới dạng thống kê để có được bức tranh toàn cảnh về số liệu.

Nhờ có thống kê dữ liệu, chủ doanh nghiệp sẽ thấy được những cảnh báo, dự báo về hoạt động kinh doanh một cách chính xác; từ những phân tích, đánh giá để thiết lập được cách thức hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai. Tuy nhiên bài toán khó cho doanh nghiệp ngay lúc này là phải tìm được các phương thức để tối ưu hóa hoạt động sản xuất dựa trên dữ liệu và sử dụng các công nghệ số khác có ích trong kinh doanh.

Một trong những sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh là mở ra không gian trải nghiệm khách hàng không giới hạn. Tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa cảm xúc trong cộng đồng mạng, cộng đồng số, có được làn sóng bùng nổ.

Đó cũng là lý do vì sao trải nghiệm khách hàng được xem như một quá trình, là đích đến và cũng là một phương tiện để các doanh nghiệp khai thác sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số, trong hoạt động kinh doanh của mình, khi bắt tay vào thực hiện các mô hình kinh doanh mới.

Xây dựng dữ liệu gia tăng trải nghiệm khách hàng

So với việc cá nhân hóa tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ sử dụng các công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu để cung cấp các thông điệp marketing. Việc bán hàng sẽ được cá nhân hóa đến từng phân khúc khách hàng khác nhau với nhiều chương trình khuyến mại hoặc sản phẩm dịch vụ ở mức độ “siêu cá nhân hóa” cho từng khách hàng.

Ông Tô Đình Hiếu - Founder & CEO Công ty cổ phần tư vấn chuyển hóa doanh nghiệp DINNOX cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không có nền tảng phân tích dữ liệu khách hàng thì việc tạo ra trải nghiệm khách hàng sẽ rất khó khăn. Không có nền tảng về dữ liệu, rất khó để phân tích hầu hết các nghiệp vụ trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp”.

Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhờ ứng dụng tài nguyên dữ liệu số
Dữ liệu dưới dạng thống kê giúp doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về số liệu, từ đó thấy được những dự báo về hoạt động kinh doanh trong tương lai gần. (Ảnh minh họa).

Các ngành có tần suất ứng dụng công nghệ cao như ngân hàng - tài chính, viễn thông, bán lẻ có thể đạt được mức độ siêu cá nhân hóa bằng cách sử dụng kết hợp phân tích dự đoán, AI và học máy để theo dõi dữ liệu sử dụng thời gian thực của khách hàng cá nhân, hướng tới những nội dung thường tìm kiếm, thứ khách hàng thích xem, thói quen tiêu dùng chi tiêu và các địa điểm phát sinh chi tiêu của họ...

Nhờ có quá trình phân tích dữ liệu cảm biến tốc độ cao, dịch vụ mua hộ hàng Mỹ - Us Express đã đạt được khả năng hiểu biết sâu sắc (insight) của khách hàng, từ đó cũng tiết kiệm được khoảng 6 triệu USD mỗi năm. Hãng cà phê Starbucks cũng tận dụng việc sử dụng truyền thông mạng xã hội và phân tích tốc độ cao để phản hồi khách hàng. Nhờ việc thấu hiểu của người dùng sản phẩm qua cơ sở dữ liệu số, đến nay hãng cà phê này không còn xuất hiện những bình luận tiêu cực.

Để tạo ra được một hành trình trải nghiệm hoàn hảo và xuyên suốt, các doanh nghiệp phải bắt tay vào xây dựng bản đồ hành trình của khách hàng. Đây là một bản trình bày trực quan giúp kể lại câu chuyện về trải nghiệm của khách hàng với doanh nghiệp tại mọi kênh từ offline đến online: email, mạng xã hội, livechat, tổng đài hỗ trợ, cửa hàng đại diện…

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường vừa yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, Sở cũng công bố nhiều số điện thoại nhằm phản ánh giao thông dịp này.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; qua đó vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã khép lại thành công tốt đẹp. Đằng sau thành công này là sự nỗ lực không ngừng của Ban tổ chức và các đội bóng, thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tổ chức một sân chơi thể thao ý nghĩa, góp phần chăm lo đời sống tinh thần và nâng cao sức khỏe cho công đoàn viên, đồng thời khẳng định sức mạnh của phong trào thể thao quần chúng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phối hợp với Công ty TNHH Medlatec Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại các Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Việt Nam đang sở hữu các điều kiện thuận lợi hiếm có để trở thành điểm đến chiến lược trong làn sóng vốn tư nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương...
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Xem thêm
Phiên bản di động