Cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ di cư: Cần thêm giải pháp hỗ trợ

Từ lâu, lao động nữ di cư được xem là lực lượng lao động tích cực trên thị trường, tham gia vào cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong quá trình làm việc và sinh sống tại nơi di trú. Bởi vậy, với lao động nữ di cư cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ như việc làm, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người lao động về các chính sách an sinh xã hội…
co hoi viec lam ben vung cho lao dong nu di cu can them giai phap ho tro Doanh nghiệp chung tay vì bình đẳng giới và việc làm bền vững với nữ lao động di cư
co hoi viec lam ben vung cho lao dong nu di cu can them giai phap ho tro Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nhà trọ an toàn cho lao động di cư
co hoi viec lam ben vung cho lao dong nu di cu can them giai phap ho tro Nhọc nhằn cuộc sống nữ lao động di cư

Đối mặt với nhiều khó khăn

Suốt hơn 10 năm nay, con đường ngõ mòn vẹt bên sườn chợ đầu mối Long Biên là lối đi về quen thuộc của chị Nguyễn Thị Động (56 tuổi), quê ở Ân Thi, Hưng Yên. Kinh tế gia đình khó khăn, chị và con gái bị tim bẩm sinh buộc phải tha hương, lên Hà Nội làm thuê mưu sinh. Công việc của chị là gánh hàng thuê ở chợ đêm Long Biên; 21 giờ đêm chị rời chỗ trọ, quần quật làm cho đến sáng sớm hôm sau.

co hoi viec lam ben vung cho lao dong nu di cu can them giai phap ho tro
Khó khăn với những lao động nữ di cư không chỉ dừng lại ở chỗ tìm kiếm được việc làm ổn định, mà còn kéo theo rất nhiều “cái khó” khác như chỗ ở, chỗ gửi con, các chế độ xã hội… Ảnh: Giang Nam

Lấy đêm làm ngày nên chị Động cũng chẳng mấy chú ý đến chỗ ở của mình. Chỉ có thể gọi đó là nơi tá túc bởi căn phòng trọ của chị Động chỉ khoảng 8m2, đặt được một tấm phản làm giường. Phòng lợp mái tôn, bao bởi 4 bức tường gạch. Ấy vậy, mỗi tháng chị phải đóng 800.000 đồng cho căn phòng trọ thuê ẩm thấp đó.

Theo lời chị Động, dù công việc vất vả xuôi ngược nhưng mỗi đêm chở hàng thuê ở chợ chị cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. “Hôm nào kiếm được nhiều mối thuê chở hàng thì mình còn có thu nhập, chứ tính tổng thể thu nhập cũng không được là bao. Đó là chưa kể mỗi tháng phải có tiền điện nước, tiền thuốc men cho con…”, chị Động chia sẻ.

Kết quả khảo sát thuộc Dự án “Phát triển thị trường lao động và việc làm” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành cho thấy, chủ yếu các lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đều nhằm mục đích tìm kiếm cho mình một công việc có thể mang lại thu nhập cao hơn.

Lực lượng này thường là những lao động trẻ tuổi (trong độ tuổi từ 18 - 35), tỷ lệ nữ giới cao hơn, chiếm khoảng 60%, tỷ lệ nam khoảng 40%. Do chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật, công việc của lao động di cư chủ yếu là những công việc chân tay, không ổn định, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm...

Chợ Long Biên là chợ đầu mối lớn, chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản cho người dân Thủ đô. Đây cũng là nơi tập trung nhiều lao động nữ tự do đến từ các tỉnh. Khi đêm xuống, họ bước vào guồng mưu sinh nhọc nhằn. Và chị Nguyễn Thị Động cũng chỉ là một trong hàng nghìn lao động nữ từ nông thôn di cư về đây tìm việc làm.

Theo tìm hiểu, khó khăn với những lao động nữ di cư không chỉ dừng lại ở chỗ tìm kiếm được việc làm ổn định, mà còn kéo theo rất nhiều “cái khó” khác như: Chỗ ở, chỗ gửi con và nhất là không được hưởng các chế độ xã hội vì không có hộ khẩu ở nơi di cư đến.

Theo nghiên cứu của Mạng lưới hành động vì lao động di cư (Mnet), năm 2019, Việt Nam sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị, chiếm khoảng 5% dân số cả nước. Trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao, từ 42% năm 1989 lên 54% năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Đáng chú ý, lao động di cư là nữ đang phải làm công việc thiếu ổn định, thu nhập thấp. Tuy nhiên, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho lao động nữ di cư, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, nhất là bảo hiểm y tế...

Cần thêm điểm tựa

Thực tế, những khó khăn của lao động nữ di cư đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ. Minh chứng dễ thấy là đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm thiết thực được triển khai đến nhóm đối tượng này. Chẳng hạn, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ tháng 5/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin về chính sách giá điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở được áp một mức giá điện sinh hoạt của bậc 3 (1.858 đồng/kWh chưa bao gồm VAT) thay cho mức giá chủ nhà thu cao gấp 2 đến 3 lần trước đó.

Ngoài ra, một số địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội còn thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ nhập cư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội còn thường xuyên mở phiên giao dịch việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Nhờ đó, nhiều lao động di cư tìm được việc làm phù hợp.

Ngoài việc giúp lao động nữ di cư từng bước ổn định cuộc sống, Hà Nội còn tạo điều kiện để tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ cùng nhập cuộc. Plan International Việt Nam là một ví dụ. Theo đó, Plan International Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội”.

Qua đó, đã cung cấp thông tin, tư vấn về nơi ở, việc làm và cơ hội học tập cho khoảng 2.000 nữ lao động. Chia sẻ thêm thông tin, tại buổi ra mắt ứng dụng di động mang tên “Hành trình an toàn” được tổ chức mới đây, ông Lưu Quang Đại, Quyền giám đốc quốc gia Plan International Việt Nam cho biết, đơn vị đang tích cực triển khai ứng dụng “Hành trình an toàn”. Ứng dụng này sẽ giúp những người lao động xa nhà, đặc biệt là phụ nữ trẻ xua đi nỗi lo toan về nhà trọ, việc làm, giúp họ có một cuộc sống an toàn và công việc ổn định hơn.

Theo Plan International Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, nhu cầu tìm việc mưu sinh của người lao động là rất lớn, dẫn đến hiện tượng di cư ồ ạt đến các thành phố lớn như Hà Nội, nơi có thị trường lao động sôi động. Đi cùng lựa chọn di cư là những lo toan về công việc, chỗ ở, khả năng thích ứng với môi trường mới của người lao động...

Những khó khăn này càng trở nên thách thức hơn đối với phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh niên tuổi đời từ 18 – 30. Họ là những người trẻ, nhiệt tình nhưng lại thiếu thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống. Do đó việc ra mắt ứng dụng “Hành trình an toàn” với nền tảng là một ứng dụng di động sẽ hướng tới nhóm đích là người di cư lên thành phố tìm kiếm các cơ hội thay đổi cuộc sống và công việc.

Các chức năng chính của ứng dụng là kết nối thông tin về nhà trọ, việc làm và cung cấp các thông tin hữu ích cho cuộc sống an toàn nơi thành phố. Sản phẩm tạo ra một không gian kết nối linh hoạt giữa người thuê trọ và chủ nhà trọ, người tìm việc và nhà tuyển dụng, giúp họ tiết kiệm chi phí, thời gian, công việc và đạt hiệu quả cao.

Những nỗ lực thiết thực của các ngành chức năng, và Plan International Việt Nam là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thời gian tới, để giúp nữ lao động di cư được tiếp cận nhiều hơn với chính sách an sinh xã hội, thì các ngành chức năng cần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, tạo độ bao phủ rộng trong bảo vệ quyền lợi cho lao động di cư.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người lao động về các chính sách an sinh xã hội, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho người lao động khám, chữa bệnh… Tất cả nhằm giúp nữ lao động di cư có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động