Có một Hà Nội nghĩa tình

(LĐTĐ) Là địa phương chịu tác động nặng nề, nhiều nguy cơ rủi ro nhất cả nước, đối diện với kẻ thù vô hình dễ lây, khó phòng nhưng Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội đã chung tay, chung sức, đoàn kết, một lòng để tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Sưởi ấm lòng người bằng tấm lòng nhân ái Sống để sẻ chia…

Sáng lên những nghĩa cử cao đẹp

Dịch Covid-19 bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, điều đó cũng đồng nghĩa cuộc sống của người dân Thủ đô cũng như cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng chục khu vực dân cư cùng nhiều bệnh viện liên quan đến ca bệnh trên địa bàn thành phố bị phong tỏa, người lao động trong nhiều doanh nghiệp phải nghỉ việc, hàng quán đóng cửa… Tuy vậy, trong gian nan luôn sáng lên những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, theo truyền thống đạo lý của người Việt Nam.

Có một Hà Nội nghĩa tình
Người dân chuẩn bị những suất “cơm nhà” ý nghĩa gửi tặng cán bộ, y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch. (Ảnh: K.T)

Những ngày tháng 5 vừa qua, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19, Ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành phong tỏa tạm thời 3 thôn: An Duyên, Đông Duyên và phố Tía (thôn Tử Dương) với khoảng 6.000 người dân. Để giúp chính quyền và người dân trong xã, thôn chống dịch, nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội cũng đã chung sức, sẻ chia đến địa phương. Những vật dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, những thùng hàng nhu yếu phẩm hàng ngày và nhiều hàng hóa khác đã chở theo tấm lòng cao cả của người dân Thủ đô, làm ấm lòng những người ở tuyến đầu chống dịch hay những người đang bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh.

Cũng trong thời điểm này, các cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tô Hiệu cũng đã nhận nấu những suất ăn cho các thành viên tại chốt kiểm soát y tế trên toàn xã, hỗ trợ người dân trong các thôn cách ly mua thực phẩm. Thời điểm đó, thời tiết rất nắng nóng, để bảo đảm công tác chống dịch, hỗ trợ các thành viên tại các chốt trực, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã nhận nấu những phần ăn, nước uống cho các thành viên tại các điểm chốt.

Mỗi ngày, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tô Hiệu chuẩn bị các suất ăn, nước uống phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn, phân công hội viên, chị em đưa cơm 16 chốt. Hội cũng phân công cán bộ và hội viên nòng cốt 4/4 chi hội của xã thay phiên, mỗi chi hội phụ trách nấu cơm 3 bữa/ngày, mỗi bữa 60 suất ăn.

Tương tự, tại quận Ba Đình, mô hình “Bếp ăn gia đình” cũng đang phát huy được hiệu quả. Theo đó, các thành viên Hội Liên hiệp phụ nữ quận đã tự tay đi chợ, chọn mua những thực phẩm an toàn, làm những xuất cơm gửi tới các y, bác sĩ, đội cơ động và đội phản ứng nhanh của Trung tâm Y tế quận Ba Đình đang ngày đêm thực hiện xét nghiệm.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cùng chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp, doanh nhân đã ủng hộ nhiều phần tiền và hàng hóa cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội. Trong đó, bên cạnh những doanh nghiệp lớn hỗ trợ lên tới hàng tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã hỗ trợ kinh phí và hàng hóa với trị giá hàng trăm triệu đồng...

San sẻ yêu thương

Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, luôn biết yêu thương, chia sẻ, cùng nhau vượt qua gian nan. Trong tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, rất nhiều người gặp khó khăn, vất vả, nhất là những người có thu nhập thấp, những người bệnh tật. Họ có thể mất việc làm do công ty giảm lao động; có thể giảm thu nhập khi Thành phố yêu cầu các cửa hàng tạm dừng kinh doanh; có thể không được chữa bệnh do bệnh viện bị phong tỏa; có thể thiếu các thực phẩm sinh hoạt do ở trong khu cách ly; có thể thiếu các vật dụng chống dịch do kinh phí mua sắm không có nhiều...

Trong bối cảnh đó, những tấm lòng thiện nguyện, những nghĩa cử cao đẹp phần nào đã an ủi, tiếp thêm động lực cho họ vượt qua. Mới đây, bà Nguyễn Thị Thành (50 tuổi, chủ quán ngan trên phố Tây Sơn, quận Đống Đa) sau khi nghe chuyện một anh tài xế xe ôm tự tử vì không có việc làm, bà trằn trọc, suy nghĩ và quyết định phát gạo, tặng tiền cho những người không có thu nhập để họ trang trải, có chút chi tiêu trong mùa dịch. Bà công khai số điện thoại lên trang Facebook cá nhân để nhiều người biết đến và nhận hỗ trợ.

Có một Hà Nội nghĩa tình
Người dân Thủ đô chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương. (Ảnh: K.T)

Ban đầu, bà Thành định tặng trong một ngày, nhưng không ngờ bài đăng có sức lan tỏa, phát hết 50 suất vẫn còn nhiều người gọi quá nên bà không thể dừng phát. Ngày thứ 2, bà giảm xuống mỗi suất 10 kg gạo và 200.000 đồng. Sang ngày thứ 3 vẫn có nhiều người gọi nên bà tặng 10 kg gạo. Ngoài việc phát gạo, bà Thành còn phát đồ ăn miễn phí lúc 22 - 23 giờ mỗi ngày. Bà cũng hy vọng nếu ai có khả năng sẽ mở rộng mô hình này đến những địa điểm khác để có nhiều người được giúp đỡ, tạo niềm tin giúp họ vượt qua khó khăn.

Hiện nay, những tấm lòng, những nghĩa cử giúp đỡ những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lan tỏa ở khắp nơi. Thành phố Hà Nội kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Thành phố còn chỉ đạo cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thu hút thật nhiều sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong phòng, chống dịch Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp cho Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động, thành phố Hà Nội đã ủng hộ 100 tỷ đồng cho Quỹ, đồng thời hưởng ứng mua vắc xin cho Thành phố, với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục thể hiện tư duy và cách làm riêng khi tăng cường chống dịch nhưng vẫn chia lửa với các địa phương khác. Mặc dù cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng không vì khó khăn mà Hà Nội bỏ qua tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ sẻ chia lúc khó khăn. Tinh thần ấy cũng đã nhanh chóng lan toả đến đông đảo người dân Thủ đô. Mấy ngày qua, không thể kể hết có bao nhiêu chuyến xe, bao nhiêu điểm bán, thu mua nông sản giúp nông dân tiêu thụ nông sản.

Hay nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hơn 20 ngày qua, đoàn y, bác sĩ Hà Nội đã lên hỗ trợ Bắc Giang chống dịch. Đoàn hỗ trợ y tế Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang (Bắc Giang) điều tra truy vết, lấy mẫu liên quan tới ca mắc mới ghi nhận tại khu cách ly tập trung. Đồng thời, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng là người liên quan tới các trường hợp mắc và các đối tượng nghi mắc hoặc có kết quả test nhanh dương tính; công nhân được cách ly tại khu cách ly…

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì sự đoàn kết một lòng, sẻ chia của cộng đồng lúc này chính là sức mạnh để chúng ta ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Khi đối diện với những khó khăn vất vả, những thử thách do dịch bệnh gây ra thì sự chia sẻ của cộng đồng vẫn luôn là điều đáng trân trọng nhất. Biết bao hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn của những cá nhân, tập thể đã trở thành biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội; là nhân tố quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước trong “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động