Liên quan đến một đơn vị bị tố lừa xuất khẩu lao động

Cơ quan chức năng cần vào cuộc

(LĐTĐ) Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô và một số cơ quan thông tấn có nhận được đơn thư của bạn đọc gửi tới tố cáo Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại Quốc tế Việt Nhật (JAVIIT) có dấu hiệu lừa đảo xuất khẩu lao động. Vậy thực sự của vấn đề này thế nào?
co quan chuc nang can vao cuoc Thêm nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài cho lao động Việt Nam
co quan chuc nang can vao cuoc Triển vọng từ xuất khẩu lao động
co quan chuc nang can vao cuoc Năm 2018: hơn 140.000 lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động

Từ người lao động tố cáo bị lừa đảo…

Là mẹ đơn thân, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên chị Lê Thị Thành (SN 1991, trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải cầm cố tài sản, vay mượn tiền, một mình lặn lội ra Hà Nội với mong muốn đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật. Theo trình bày của chị Thành, tháng 1/2018, qua tìm hiểu trên mạng xã hội, chị được biết Công ty JAVIIT đang tổ chức thi tuyển người lao động sang Nhật Bản làm việc.

co quan chuc nang can vao cuoc
Hiện tại, văn phòng công ty JAVIIT đã đóng cửa, người lao động rất khó liên lạc được với lãnh đạo công ty

“Qua mạng xã hội Facebook, tôi được biết Giám đốc Công ty JAVIIT là bà Phạm Thị Hoa ra thông báo rằng đơn vị đang tổ chức thi tuyển người lao động sang Nhật Bản làm việc với mức phí 7.000 USD. Theo thông báo, sau khi trúng tuyển đơn hàng, người lao động sẽ được đào tạo tiếng Nhật tại trung tâm của Công ty JAVIIT và thời gian dự kiến nhập cảnh tại Nhật Bản là tháng 4 năm 2018 (tức sau 3 tháng)”, chị Thành cho biết.

Chị Thành kể thêm:“Vì tin vào những lời hứa hẹn của công ty, tôi đã đăng ký tham gia thi tuyển và được yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp Đại học gốc và bảng điểm gốc vào công ty. Ngày 23/1/2018 tôi và nhiều người khác cùng tham gia thi vào đơn hàng này. Ngay ngày hôm sau, tôi nhận được thông báo trúng tuyển kèm với thông báo nộp số tiền ban đầu là 2.000 USD.

co quan chuc nang can vao cuoc
Vì tin lời hứa hẹn, chị Thành đã nộp 2000 USD vào công ty nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được tiền.

Trong đó, bị trừ 700 USD chi phí ở tại kí túc xá và chi phí đào tạo. Ngoài tôi ra còn có hơn 100 người khác đăng ký tham gia, trúng tuyển và đã đóng số tiền ban đầu từ 2.000 USD – 3.500 USD. Tất cả chúng tôi đều được ký hợp đồng với Công ty JAVIIT mà đại diện là bà Phạm Thị Hoa”.

Chị Thành cho biết, sau khi học tiếng Nhật tại trung tâm của JAVIIT, đã quá thời gian dự kiến nhập cảnh vào Nhật Bản (tháng 4/2018), người lao động thắc mắc về việc này thì bà Hoa liên tục trấn an bằng việc đưa 2 người Nhật tới trung tâm để kiểm tra trình độ tiếng hoặc đưa ra các mốc thời gian dự kiến có tư cách lưu trú tại Nhật của từng học viên.

Bà Hoa còn đưa ra các bằng chứng về việc hồ sơ giấy tờ của người lao động đã được nộp lên cơ quan xuất nhập cảnh của Nhật Bản. Sau đó bà Hoa cho người lao động về nhà để đợi thông tin kết quả tư cách lưu trú này.Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, chị Thành vẫn không được bất kỳ kết quả nào về tư cách lưu trú. Công ty JAVIIT dù đã tuyển hơn 100 người tham gia vào đơn hàng này nhưng vẫn không đưa được bất kỳ một ai nhập cảnh vào Nhật Bản như đã cam kết.

Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trong vụ việc, ngày 21/12/2018 chị Thành đã tới văn phòng JAVIIT để làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Tại đây chị đã được trả lại bằng đại học và bảng điểm gốc. Còn về số tiền đã nộp thì bà Hoa hẹn trả sau 1 tháng kể từ ngày thanh lý hợp đồng.

“Việc này được nêu trong biên bản thanh lý rằng tôi sẽ nhận lại 1.300 USD, sau khi trừ 700 USD tiền ở và đào tạo tiếng, theo đó hạn cuối cùng tôi nhận lại được số tiền 1.300 USD trên là 21/01/2019. Tuy nhiên đến nay, bà Hoa trả lời không có tiền trả và hiện tại văn phòng làm việc của Công ty JAVIIT đã đóng cửa và việc chúng tôi liên lạc với đại diện công ty này là rất khó khăn”, chị Thành cho biết.

Theo chị Thành, trong danh sách hơn 100 người đăng ký đi Nhật cùng đơn hàng, chưa ai trong số này được đưa đi Nhật như Công ty này đã cam kết. Phóng viên tiếp tục liên hệ thêm với nhiều người lao động theo danh sách mà chị Thành cung cấp đều nhận được câu trả lời là chưa hề nhận được đủ số tiền mà Công ty JAVIIT đã hứa thanh toán. Cùng chung hoàn cảnh với chị Thành, chị Nguyễn Thị Hoan, 27 tuổi (Thôn Yên Lãng 2, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) cũng đã đặt cọc tiền để đi XKLĐ tại Nhật.

Chị Hoan cho biết, vì tin tưởng nên đã nộp 3.500 USD cho Công ty JAVIIT. Chờ đợi quá lâu, chị Hoan có gọi điện và đến tận công ty hỏi thì cũng chỉ nhận được câu trả lời “hãy chờ”. “Lý do mà công ty đưa ra là do phía bên Nhật Bản chưa tiếp nhận. Tuy nhiên, đến nay mặc dù không thể đưa người lao động đi Nhật như hợp đồng nhưng phía công ty vẫn không hoàn lại tiền cho tôi”, chị Hoan bức xúc.

…Đến đơn vị và đại diện cơ quan quản lý nói gì?

Để làm rõ thông tin bạn đọc phản ánh, ngày 10/4, phóng viên đã liên lạc với ông Nguyễn Quyết Thắng (Tổng Giám đốc Công ty JAVIIT) và bà Phạm Thị Hoa (Giám đốc Công ty). Tuy nhiên, chúng tôi không thể liên hệ được với bà Hoa, còn ông Quyết nói rằng mình đang ở Nhật, sẽ về trong vài ngày tới và hẹn lịch gặp sau. Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ ông Quyết.

Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Vân Hà - Trưởng phòng Thông tin Truyền thông, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: “Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại Việt Nhật không có trong danh sách những công ty được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài.

Do vậy, Cục Quản lý Lao động ngoài nước không quản lý việc này. Nếu có hiện tượng như báo phản ánh, người lao động nên trình báo lên cơ quan công an kinh tế. Trong trường hợp người lao động có đơn lên Cục Quản lý Lao động ngoài nước thì Cục sẽ tiếp nhận, sau đó sẽ có công văn chuyển tới cho cơ quan công an”.

Bên cạnh đó, về mặt quản lý nhà nước, bà Trần Thị Vân Hà cũng khuyến cáo về việc những người muốn đi XKLĐ, ra nước ngoài làm việc phải liên hệ với các cơ quan có chức năng. “Có chức năng tức là có giấy phép kinh doanh có điều kiện đưa lao động đi nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

Để hợp pháp, đơn hàng mà cung ứng đi làm việc nước ngoài phải được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định. Khi thẩm định đồng ý cho phép thực hiện đơn hàng đó, Cục có kiểm tra các điều kiện của các giấy tờ, thẩm định từ nước ngoài. Nếu trong quá trình thực hiện có rủi ro, xảy ra tranh chấp thì sẽ xử lý theo pháp luật.

Với hình thức hợp pháp như vậy sẽ có nhiều căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Còn trong trường hợp trên đây của bạn Thành và một số người lao động rất khó để xử lý theo đúng hợp đồng, nhiều khi hợp đồng không có giá trị chặt chẽ về mặt pháp luật”, bà Hà cho biết.

Được biết, chị Lê Thị Thành cùng hàng chục lao động khác cũng đã đến Công an quận Cầu Giấy để trình báo. Đại diện cơ quan Công an quận Cầu Giấy cũng xác nhận đã nhận được đơn trình báo của chị Lê Thị Thành và đang tiến hành điều tra làm rõ sự việc.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động