Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 6/6, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết, trong những năm qua, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng rất nhanh. Tuy nhiên, số lao động bị lừa đi xuất khẩu lao động dưới nhiều hình thức cũng khá nhiều, gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
“Nguyên nhân của tình trạng lao động bị lừa đi xuất khẩu là gì và những giải pháp khắc phục của Bộ trưởng trong thời gian tới?”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu câu hỏi.
Trả lời câu hỏi chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.000 người. Số lao động này là do các công ty, doanh nghiệp được cấp phép đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Hiện nay, trên cả nước có 482 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp được cấp phép rất ít khi bị lừa.
“Phần đông người lao động bị lừa đi làm việc ở nước ngoài đều qua các công ty “ma”, công ty không được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bị lừa bởi chính các doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ, có trường hợp bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài. Ở phía doanh nghiệp Việt Nam, người lao động bị lừa thu tiền cao hơn tiền môi giới, lừa sang làm việc không đúng ngành nghề đào tạo nên sang nước bạn bị trả về. Ở phía doanh nghiệp nước ngoài, người lao động có thể phải làm việc không đúng cam kết, nên lao động phải trốn ở lại…
“Thời gian vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xử phạt nhiều. Trong năm 2022, Thanh tra Bộ đã xử phạt tiền với 62 doanh nghiệp, thu hồi giấy phép của 4 doanh nghiệp”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Về giải pháp giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ sẽ tiến hành đồng bộ các giải pháp, từ tuyên truyền đến thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…
Liên quan tới tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho rằng, điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của nhiều lao động đang có ý định tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Đại biểu Trần Quang Minh nêu quan điểm: “Mặc dù đã có chế tài nhưng tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn vẫn diễn ra. Đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp giải quyết vấn đề này”.
Đại biểu Trần Quang Minh nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quốc Minh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn hiện nay không bức xúc bằng những năm 2017.
“Ngày 6/6/2017, cũng tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng trả lời đại biểu Quốc hội về tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài. Thời điểm đó, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc lên tới 52,5%, Hàn Quốc đã phải dừng toàn bộ chương trình EPS (Chương trình sử dụng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, người lao động nước ngoài được hưởng các chế độ như người lao động Hàn Quốc) với Việt Nam”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.
Các đại biểu dự phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Sau đó, suốt 4 năm, Việt Nam kiên trì cùng Hàn Quốc thực hiện các giải pháp như ký quỹ; phía bạn trục xuất, thậm chí xử lý hình sự với lao động nước ngoài bỏ trốn ở Hàn Quốc (các biện pháp này Hàn Quốc áp dụng với tất cả lao động từ các quốc gia, không chỉ riêng với lao động Việt Nam). Đến thời điểm này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải tạm dừng đưa lao động của 18 huyện thuộc 9 tỉnh đi lao động ở Hàn Quốc theo yêu cầu của phía bạn.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc chỉ còn 24,6%, thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ lao động bỏ trốn thấp. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với các địa phương để thực hiện tốt hơn các giải pháp hạn chế lao động đi làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49