Con ngựa tiêu dùng trong "cỗ xe tam mã" tăng trưởng kinh tế sau dịch
Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô | |
Sức mua sắm giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế | |
Tăng “sức đề kháng” cho nền kinh tế |
Tại Hội nghị trực tuyến ngày 2/7 với các địa phương, Thủ tướng Chính Phủ phát biểu: “Trong khó khăn của thế giới và trong nước, một lần nữa chúng ta cần phải kiên định, phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, để nâng cao uy tín chỉ đạo điều hành và củng cố niềm tin của nhân dân, của doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như “cỗ xe tam mã” gồm 3 cấu phần quan trọng: đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Chúng ta phải dùng mọi biện pháp để thúc đẩy cả 3 “con ngựa kéo” để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất”.
Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng 3 cầu phần quan trọng trong "cỗ xe tam mã" phát triển kinh tế sau dịch |
Đúng là như vậy, sau dịch Covid-19, tình hình kinh tế ở nước ta gặp nhiều khó khăn: đầu tư xuất khẩu tiêu dùng nội địa đều bị suy giảm mạnh, riêng lĩnh vực tiêu dùng thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm 2020 giảm 0,8% so với cùng kì 2019 (nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm đến 5,3% so với cùng kì năm trước). Phân tích riêng về lĩnh vực tiêu dùng cho ta thấy:
Về sức mua xã hội: trong 51,8 triệu lao động đang làm việc thì trong 6 tháng đầu năm 2020 có đến 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng do dịch, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước gia tăng, riêng quý II/2020, tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,73%, tăng cao nhất trong 10 năm qua.
Dịch bệnh tuy đã cơ bản được giải quyết song thu nhập việc làm của người lao động bị suy giảm dẫn tới sức mua của toàn xã hội cũng giảm theo. Mặt khác, các gia đình cũng đi vào tiết kiệm chi tiêu, dành những khoản dự phòng cho những việc đột xuất, từ đó dẫn tới nhu cầu có khả năng thanh toán bị suy giảm mạnh trong thời gian có dịch và sau dịch.
Một yếu tố tiếp theo là giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn còn duy trì ở mức cao vô lý, điển hình như giá mặt hàng thịt lợn trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng đến 50% ở khu vực chợ lẻ so với giá của giữa năm 2019.
Riêng đối với một số siêu thị, giá còn tăng 60% - 70%. Những mặt hàng khác như đường ăn, rau quả, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình... cũng có lúc hình thành những mức giá cao vô lý từ 10% - 20%, thậm chí đến 40% – 50%.
Điều khó hiểu ở đây trong lĩnh vực giá bán lẻ đó chính là những đơn vị bán lẻ hiện đại có điều kiện thu mua lớn và có thế mạnh về đàm phán được ưu ái về giá thu mua, thậm chí ép giá thu mua hàng hóa, mặt khác ở góc độ vốn kinh doanh thì hầu hết hàng bán ở siêu thị đến 80% - 90% là vốn của nhà cung ứng (do là hàng kí gửi đại lý).
Thậm chí, họ còn chiếm dụng vốn khi thanh toán chậm cho nhà cung ứng theo hợp đồng đã kí, vậy mà giá vẫn cao hơn chợ từ 20% - 30% (đã trừ 10% yếu tố thuế VAT), đó là một điều vô lý không thể chấp nhận được ở thị trường nội địa hiện nay. Việc này đã tồn tại hàng chục năm nay nhưng chưa được giải quyết bởi vì lợi nhuận của chuỗi sản xuất phân phối chưa được luật hóa để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Chính Thủ tướng đã nói “phải đảm bảo hài hòa lợi ích các khâu từ sản xuất chăn nuôi, phân phối chế biến lưu thông tiêu dùng” và “nếu chúng ta buông lỏng công tác quản lý giá là một sai lầm, do đó phải có ban chỉ đạo điều hành chứ không thể để thị trường tự do không kiểm soát dẫn tới hậu quả nghiêm trọng”.
Tình hình này đã gián tiếp làm giảm sức mua của người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến sự kích thích và phát triển sản xuất của hàng Việt. Những đợt khuyến mại, những tháng khuyến mại trong 6 tháng đầu năm hiệu quả rất thấp bởi sức mua vẫn còn suy giảm.
Mặt khác, những yếu tố làm kích thích sức mua trong các đợt khuyến mại còn đang hạn chế như hàng hóa chưa đa dạng, còn những khuyến mại chưa trung thực đối với khách hàng, tính minh bạch công khai trước, trong và sau khuyến mại chưa được thể hiện đầy đủ trong các đợt tổng kết... Chính điều này là đề cập đến vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong công tác khuyến mại.
Đối với hệ thống phân phối, quan sát trên thị trường cho ta thấy hàng loạt các thương hiệu siêu thị trên thị trường Việt Nam đã rút lui như Ochan, Parkson, Fivimart, Citimart, riêng Aeon cũng tạm đóng cửa một phần trung tâm thương mại của mình khi có dịch.
Đối với chợ và các cửa hàng lẻ, doanh số sụt giảm từ 30% - 40%, nhiều cửa hàng hiệu đóng cửa, treo biển cho thuê. Một số đơn vị bán lẻ đã chuyển sang bán hàng đa kênh, bao gồm cả trực tiếp và online, để bù đắp những khó khăn trong và sau dịch.
Với tình hình sức mua xã hội, giá cả hàng hóa trên thị trường và hệ thống phân phối như đã trình bày ở trên cho ta thấy Chính phủ đã đề cập rất trúng về vai trò quan trọng của “con ngựa tiêu dùng” trong cỗ xe tam mã đế kích thích phát triển kinh tế sau dịch.
Chính cỗ xe tam mã xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng nếu được khởi sắc trong quý II và IV năm 2020 sẽ góp phần thúc đẩy giải quyết việc làm, tăng thu nhập và kích thích tiêu dùng xã hội. Điều quan trọng là phải đưa cỗ xe tam mã phát triển nhanh và vững chắc, giải quyết những khiếm khuyết trong đầu tư xuất khẩu và tiêu dùng xã hội, có như vậy, việc khởi động, khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch, chống suy thoái kinh tế mới đạt được những hiệu quả nhất định.
Vậy muốn đẩy mạnh cỗ xe tam mã, trong đó có con ngựa tiêu dùng, chúng ta phải làm gì?
Đầu tiên phải nói đến yếu tố nhu cầu có khả năng thanh toán trong các tầng lớp dân cư. Bài toán đặt ra là phải phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động trong toàn xã hội. Thời gian sau dịch, Chính phủ đã có những cố gắng nâng cao và khôi phục sức mua xã hội bằng các chính sách, trợ cấp phụ cấp cho người dân...
Đi đôi với việc đẩy mạnh sức mua xã hội thì phải phát triển sản xuất hàng hóa, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm, tăng cung cho xã hội nhưng phải tăng cung có chất lượng, có giá cả cạnh tranh, mẫu mã hàng hóa phải đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có như vậy mới có những tác động tích cực để nâng cao sức cầu của xã hội.
Sản xuất và phân phối nhất thiết phải thiết lập được các chuỗi hoạt động một cách hiệu quả, lợi nhuận của từng khâu trong chuỗi phải được xác định hợp lý nhằm kích thích chuỗi phát triển ngày càng bền vững. Đó là quy luật khách quan của việc sản xuất kinh doanh mang tính bền vững, đó là làm ăn có đạo đức, biết chia sẻ trong thời đại ngày nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Hàng hóa sản xuất ra nhìn chung phải đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, vừa giảm khâu trung gian, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt ở thị trường nội địa. Những hành vi trục lợi nhằm thu lợi nhuận ở khâu trung gian và khâu bán lẻ hưởng một cách quá mức là không thể chấp nhận được.
Muốn phục vụ việc kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh, đi đôi với các trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, hạ tầng giao thông, các dịch vụ logistics, cần sớm thiết lập hệ thống các chợ đầu mối nhằm đảm bảo cho hàng hóa sản xuất ra được giao dịch một cách công khai minh bạch trên thị trường, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chấp hành nghĩa vụ đầy đủ với ngân sách nhà nước và phục vụ tiêu dùng xã hội một cách hiệu quả.
Những thủ tục hành chính thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chuỗi bán lẻ cần phải thông thoáng, tốn ít chi phí và với thời gian, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, khuyến khích các đơn vị làm ăn nghiêm túc đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Ngoài sự hỗ trợ về mọi mặt của nhà nước và các bộ ngành, các địa phương thì các doanh nghiệp bao gồm cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online đều phải làm tốt các công tác xây dựng thương hiệu của hàng hóa, thương hiệu bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt tiến tới hình thành các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn, đủ sức dẫn dắt thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay ở thị trường nội địa.
Một vấn đề quan trọng phải đề cập đến đó là chúng ta dành nhiều thời gian cho sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn chiếm một tỷ lệ rất thấp, cần phải dành những nguồn kinh phí nhất định cho công tác quan trọng này.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp cần sử dụng các thành tựu khoa học trong nước và thế giới trong việc tối ưu hóa việc tổ chức nguồn hàng, dự trữ háng hóa, quản lý và kinh doanh sản xuất, chăm sóc khách hàng... Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả một cách bền vững.
Thực hiện ý kiến của Chính phủ về đẩy mạnh tốc độ của “cỗ xe tam mã” một cách hiệu quả. Điều cần quan tâm đó là việc tổ chức thực hiện, sự chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian tới như thế nào? Để cỗ xe kinh tế Việt Nam có thể đi nhanh và phát triển vững chắc trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34