Công an TP.HCM mạnh tay xóa bỏ các hội nhóm cờ bạc, bùng nợ trên mạng xã hội
TP.HCM: Tu sửa tuyến đường Tân Thới Hiệp 21 sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô Đa dạng giỏ quà Tết tại thị trường TP.HCM Lượng khách đi xe Tết tại TP.HCM tăng cao |
Tại buổi họp báo ngày 14/12, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, hiện nay, tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới và Việt Nam diễn biến phức tạp, các đối tượng lợi dụng không gian mạng để liên lạc, trao đổi, bàn bạc và thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó có các hội, nhóm kín trên mạng (trên Zalo, Telegram, Facebock…) với mục đích tìm cách trốn nợ, vay nợ, bùng nợ,… hay bàn bạc thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm “tín dụng đen”, cướp tài sản, tội phạm cờ bạc, ma túy hay các hình thức tệ nạn xã hội khác….
"Đây là hành vi hết sức nguy hiểm, do đây là môi trường dễ dàng tập hợp nhiều đối tượng đang rơi vào khó khăn, túng quẫn nhưng lười lao động và có xu hướng hình thành tư tưởng phạm tội và băng nhóm tội phạm. Thậm chí, một số đối tượng có hành vi tán phát các bài viết để hướng dẫn thực hiện hành vi phạm tội hoặc lôi kéo, bàn bạc cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội", Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Thành Nhân |
Cũng theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, hiện nay các dịch vụ mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng phổ biến có nhiều người dùng tại Việt Nam như Facebook, Telegram,… do các Tập đoàn, công ty cung ứng dịch vụ xuyên biên giới còn buông lỏng kiểm duyệt, quản lý nội dung, tài khoản mạng xã hội nên các đối tượng có điều kiện thành lập các hội nhóm có tính chất vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.
Trước tình hình trên, Bộ Công an và Công an TP.HCM đã chủ động nắm và dự báo tình hình, đề ra nhiều nhóm giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá các vụ án kịp thời, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn thành phố. Đối với gia đình, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp cần quan tâm quản lý con em, học sinh, nhân viên tham gia các hội nhóm tiêu cực trên mạng xã hội để kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm tội xảy ra.
Nói về các giải pháp trong thời gian tới, Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, Công an TP.HCM sẽ phối hợp Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) kiến nghị Bộ TT&TT yêu cầu các công ty cung ứng dịch vụ mạng xã hội nâng cao trách nhiệm quản lý nội dung, kịp thời gỡ bỏ các hội, nhóm, tài khoản, trang mạng xã hội có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam.
Xuất hiện nhiều hội nhóm bùng nợ, đối phó nợ... trên Facebook. Ảnh chụp màn hình |
Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để tổ chức đấu tranh với các hệ loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm gây phát sinh những hệ lụy xấu trong xã hội như: Ma túy, tín dụng đen, cờ bạc,… nhằm góp phần kéo giảm tội phạm. Đồng thời, tăng cường công tác đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các hành vi hướng dẫn người khác phạm tội trên mạng; hành vi lợi dụng không gian mạng lôi kéo, tập hợp băng nhóm tội phạm.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm, trong đó chú trọng nội dung cảnh báo, khuyến cáo hành vi tạo lập hoặc tham gia các hội nhóm có tính chất, xu hướng tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật để người dân chủ động nhận biết, không tham gia thông qua hệ thống trang mạng xã hội của Công an TP.HCM để nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa, phát hiện tội phạm để kịp thời báo cáo, tham gia cùng lực lượng công an đấu tranh xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội.
Người dân có được yêu cầu CSGT thay ống đo nồng độ cồn? Trả lời vấn đề này, Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, hiện nay công tác kiểm tra nồng độ cồn tại TP.HCM triển khai theo 2 bước. Bước đầu tiên sử dụng phương pháp kiểm tra định tính. Bằng phương pháp này, CSGT dùng phễu để xác định người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở hay không. Khi dừng, kiểm tra phương tiện thổi một hơi thở định tính (tốn khoảng 3-5 giây), nếu không phát hiện nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện được tiếp tục hành trình tham gia giao thông. Trong trường hợp phát hiện vi phạm, lực lượng CSGT sẽ yêu cầu người vi phạm đưa phương tiện vào khu vực xử lý. Tại đây, CSGT dùng máy đo định lượng (máy dùng ống thổi, máy lúc này là dùng mỗi người 1 ống thổi riêng biệt, CSGT sẽ lấy, bóc ống thổi trong túi nylon hoặc để người vi phạm tự tay bóc ống thổi ra và cắm vào máy để thổi) nhằm xác định mức độ vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện theo quy định. Nếu người dân phát hiện lực lượng CSGT không thay ống thổi mới (bước kiểm tra định lượng) có thể yêu cầu CSGT thay ống thổi khác. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58