Công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM trong năm 2022

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế Thành phố trong năm 2022.
Điểm sống ảo cực chất giữa lòng TP.HCM đã trở lại Không khí Giáng sinh rộn ràng tại các xóm đạo ở TP.HCM Thị trường Việt Nam có thêm thương hiệu nước uống đóng chai mới

Cụ thể, 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM năm 2022:

1. Phục hồi hệ thống y tế sau thời gian dài ứng phó với đại dịch Covid-19

Ngay sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh (từ 1/10/2021 đến nay), bên cạnh việc cùng với lãnh đạo TP.HCM tổ chức các hoạt động tri ân các lực lượng y, bác sĩ tình nguyện trên cả nước đến hỗ trợ Thành phố chống dịch, ngành y tế đã nhanh chóng phục hồi các bệnh viện trở lại chức năng bình thường trước đó và giải thể các bệnh viện dã chiến.

Mặc dù số lượt khám chữa bệnh chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng số lượt khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM đã nhanh chóng cải thiện (gần 30 triệu lượt khám trong 11 tháng đầu năm 2022 so với gần 22,2 triệu lượt của cả năm 2021).

Công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM trong năm 2022
Bệnh viện huyện Bình Chánh đã phục hồi trở lại trạng thái bình thường sau dịch Covid-19 và triển khai được nhiều kỹ thuật mới, thu hút đông người bệnh đến khám, chữa bệnh.

2. Chủ động ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh, không để xảy ra dịch chồng dịch

Bước sang năm 2022, khi cả hệ thống y tế TP.HCM vừa kiểm soát được đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19 do sự xuất hiện của biến chủng Omicron thì dịch bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện sớm hơn với số ca mắc và tử vong tăng cao so với mọi năm. Ngành y tế kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM triển khai hàng loạt giải pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên phạm vi toàn thành phố.

Sự xuất hiện của dịch bệnh mới nổi khác đó là đậu mùa khỉ. Ngay sau khi Bộ Y tế cảnh báo đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) đã triển khai ngay các giải pháp kiểm soát đã chủ động phát hiện 2 trường hợp mắc bệnh ở nước ngoài (tháng 10/2022), ngay khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đã được cách ly điều trị kịp thời, không để lây lan ra cộng đồng.

3. Khởi động Chương trình WHO PEN

WHO PEN là Chương trình sức khoẻ có tên "Gói can thiệp thiết yếu đối với các bệnh không lây nhiễm của Tổ chức y tế Thế giới". Để triển khai chương trình này, Ngành y tế TP.HCM đã chủ động liên hệ và đã nhận được sự đồng ý hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM là cơ quan chịu trách nhiệm chính để điều phối, giám sát, theo dõi, lượng giá kết quả chương trình, nhân viên y tế của trạm y tế phường, xã cùng với mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng là lực lượng chính để triển khai các hoạt động tầm soát, chăm sóc các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

Công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM trong năm 2022
Đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới thăm và làm việc tại Trạm y tế phường 3, quận 8 chuẩn bị cho kế hoạch hỗ trợ ngành y tế Thành phố nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ ban đầu của y tế cơ sở.

4. Chính thức đưa loại hình dịch vụ “Cấp cứu trầm cảm” vào cuộc sống

Sau dịch Covid-19, ngành y tế TP.HCM đã triển khai chuỗi hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân Thành phố, khởi đầu với thí điểm triển khai mô hình “cấp cứu trầm cảm”. Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá phổ biến, biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến trung bình và đáng ngại nhất là thể nặng vì hầu hết người mắc chứng trầm cảm ở thể này thường sẽ tìm đến cái chết.

“Cấp cứu trầm cảm” là hoạt động mới của Trung tâm Cấp cứu 115 không ngoài mục đích nhằm kịp thời tiếp cận người bệnh có biểu hiện trầm cảm nặng để đưa người bệnh đến cơ sở điều trị chuyên khoa. Mô hình được triển khai thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TPHCM, bên cạnh đường dây cấp cứu “115” quen thuộc.

5. Thí điểm thành công đưa bác sĩ mới tốt nghiệp thực hành tại các bệnh viện gắn liền với thực hành tại trạm y tế

Từ tháng 2/2022, ngành y tế TP.HCM bắt đầu triển khai thí điểm chương trình thực hành lâm sàng tại bệnh viện đa khoa và chuyên khoa của Thành phố gắn liền với thực hành tại trạm y tế dành cho các bác sĩ mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa.

Đây là một trong những hoạt động mang tính đổi mới, sáng tạo xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, các bác sĩ trẻ tham gia thực hành tại trạm y tế giúp củng cố nguồn nhân lực công tác tại y tế cơ sở vốn rất khó khăn lại càng khó hơn sau đại dịch Covid-19. Cho đến thời điểm hiện nay, có 286 bác sĩ đang được đào tạo theo chương trình này. Trung bình mỗi trạm y tế sẽ được phân bổ một bác sĩ trẻ đến tham gia thực hành công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trạm.

Công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM trong năm 2022
Các bác sĩ trẻ đã tự tin trong buổi sơ kết 6 tháng triển khai “Chương trình đào tạo thực hành tại bệnh viện gắn liền với Trạm y tế dành cho các bác sĩ mới tốt nghiệp”.

6. Luân phiên bác sĩ trẻ tình nguyện và đưa X-quang phổi có tích hợp trí tuệ nhân tạo về xã đảo Thạnh An

Hưởng ứng kế hoạch nâng cao năng lực y tế cho xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM của Sở Y tế, các bác sĩ trẻ tiêu biểu – là đoàn viên đoàn thanh niên ngành y tế TP.HCM, đã tình nguyện luân phiên đi hỗ trợ cho trạm y tế xã đảo. Lần đầu tiên trên cả nước, cùng với việc đưa các bác sĩ trẻ tình nguyện ra xã đảo, ngành y tế Thành phố đã đưa máy X-Quang kỹ thuật số có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đến với trạm y tế xã Thạnh An.

Nối tiếp những hoạt động này, ngành y tế sẽ triển khai khám sức khoẻ và lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cho người dân xã đảo Thạnh An, qua đó sàng lọc và phát hiện người mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp đó là triển khai chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới cho người dân vừa được tầm soát và phát hiện mắc các bệnh này.

7. Triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu tại các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa tuyến cuối của Thành phố

Mặc dù vừa trải qua thời gian dài phòng, chống dịch Covid-19, trong năm 2022, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố vẫn tiếp tục nỗ lực phát triển các kỹ thuật cao, chuyên sâu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng điều trị, hướng tới xây dựng một Trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực, theo định hướng phát triển của lãnh đạo Thành phố.

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới được triển khai tại các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa của Thành phố như: Xung điện kích thích tủy điều trị đau kháng trị sau chấn thương cột sống (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương); Ứng dụng xạ trị toàn thân trong ghép tế bào gốc đồng loài cho người bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (Bệnh viện Truyền máu Huyết học)...

Công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM trong năm 2022
Nhóm chuyên gia ghép thận người lớn của bệnh viện Chợ Rẫy và chuyên gia ghép thận trẻ em của bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp triển khai ghép thận từ người hiến chết não không cùng huyết thống cho một bệnh nhi (ngày 21/8).

8. Đối thoại và lắng nghe ý kiến của người dân về cung ứng dịch vụ công của ngành y tế

Kể từ năm 2022, định kỳ hàng tuần, Sở Y tế chính thức triển khai chương trình đối thoại và lắng nghe ý kiến của người dân về cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan Sở Y tế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và có thể cùng lắng nghe được nhiều ý kiến, Sở Y tế tổ chức gặp gỡ qua hình thức trực tuyến với người dân.

Bên cạnh đó, năm 2022 cũng là năm đầu tiên mà Sở Y tế TP.HCM tổ chức chương trình đối thoại và lắng nghe nhân viên y tế hiện đang công tác tại các đơn vị trực thuộc, nhất là các đơn vị đang gặp nhiều khó khăn. Với chương trình này, những ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của nhân viên y tế đối với các đơn vị công lập nơi đang công tác đã được chuyển tải trực tiếp đến lãnh đạo Sở Y tế.

9. Thêm nhiều công trình mới được đưa vào sử dụng

Năm 2022, mặc dù vẫn còn bị tác động của đại dịch Covid-19, ngành y tế TP.HCM vẫn có thêm nhiều công trình mới được đưa vào sử dụng góp phần cải thiện chất lượng phục vụ người dân Thành phố và người dân các tỉnh khu vực phía Nam.

Cụ thể như cơ sở mới của bệnh viện Truyền máu và Huyết học tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh với quy mô 300 giường; Trung tâm chuyên sâu phẫu thuật và can thiệp tim mạch trẻ em của Bệnh viện Nhi Đồng 1; cơ sở mới của bệnh viện Ung Bướu sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử chuyển đổi công năng trở thành Trung tâm Hồi sức Covid-19.

10. Tổ chức thành công Hội thi Trưởng trạm y tế giỏi lần thứ nhất và khởi động Giải thưởng thành tựu Y khoa Việt Nam lần thứ 3

Năm 2022 là năm đầu tiên ngành y tế Thành phố tổ chức Hội thi “Trưởng trạm y tế giỏi” cấp Thành phố nhằm tạo sân chơi bổ ích cho cán bộ y tế đang đảm trách công tác quản lý trạm y tế và nhân viên y tế thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý y tế cơ sở. Hội thi đã thu hút 374 cán bộ y tế đang công tác tại 310 trạm y tế phường, xã trên địa bàn Thành phố tham gia.

Năm 2022 cũng là năm mà ngành y tế Thành phố đã chính thức phát động đợt bình chọn Giải thưởng thành tựu Y khoa Việt Nam lần thứ 3 - năm 2022 với chuyên đề là các sản phẩm phục vụ sức khoẻ cộng đồng.

Theo Sở Y tế TP.HCM, nếu như năm 2021 là năm mà toàn hệ thống y tế được huy động tổng lực cho “cuộc chiến” với đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch sử, thì bước sang năm 2022, ngành y tế TP.HCM lại phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn do đại dịch đã để lại nhiều hệ quả khác nhau.

Cũng chính từ bối cảnh này, với sự nỗ lực của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, ngành y tế luôn được lãnh đạo Thành phố quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi đã giúp hệ thống y tế Thành phố tiếp tục đứng vững và tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nổi bật hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày một tốt hơn.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Xem thêm
Phiên bản di động