Công dân sẽ được dự thính họp Quốc hội
Quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo | |
70 năm vì nước, vì dân |
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Tổng Thư ký Quốc hội (QH) Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Văn phòng QH đang chuẩn bị cơ sở vật chất để người dân thực sự được quan sát, dự thính trực tiếp hoạt động của các đại biểu (ĐB). Có thể kỳ họp cuối năm hoặc đầu năm sau là triển khai”.
Từ tham quan…
Nhà QH được khởi công tháng 10-2009, ngay từ đầu đã chọn phương án kiến trúc mở, không chỉ hài hòa với không gian, cảnh quan kiến trúc chung của khu trung tâm chính trị Ba Đình mà còn phải đáp ứng tiêu chí quan trọng là công khai, minh bạch. Đấy phải là nơi rộng mở, luôn đón chào người dân với tư cách là chủ nhân của đất nước, là người bầu ĐB của mình để tham gia cơ cấu quyền lực nhà nước quan trọng bậc nhất.
Khánh thành và đi vào sử dụng từ tháng 10-2014, Văn phòng QH - cơ quan chủ trì quản lý, vận hành tòa nhà - đã sớm lên phương án đón khách. Đoàn khách chính thức đầu tiên là các ĐB dự Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 mà Việt Nam đăng cai tổ chức tháng 3-2015. Tiếp đó là các đoàn khách trong nước mà cho đến nay tổng cộng hơn 670 đoàn với 35.000 lượt khách cả trong nước, quốc tế tới tham quan Nhà QH.
“Hai năm qua là thời gian thí điểm tổ chức cho nhân dân tham quan. Không quảng bá, giới thiệu gì cả mà chủ yếu các đoàn đi về thì giới thiệu, truyền tai nhau. Nhưng chương trình, kịch bản thì chúng tôi rất kỹ lưỡng. Có hẳn bộ phận chuyên tiếp đón, hướng dẫn, giới thiệu” - ông Hoàng Minh Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng QH, chia sẻ.
Bà Đàm Quỳnh Anh, chuyên viên Phòng Giáo dục, tuyên truyền, là một hướng dẫn viên chính của “tour” này. Bà cho biết ngay từ sảnh lớn tầng một, đoàn được giới thiệu tổng quát về tòa nhà. Theo nguyên tắc “cổ chí kim”, đoàn có thể được dẫn xuống hai tầng hầm bên dưới, là nơi trưng bày các hiện vật khảo cổ dưới lòng đất chính vị trí Nhà QH. Đây là những hiện vật khai quật được qua các lớp trầm tích chồng lên nhau, tiêu biểu cho trung tâm quyền lực Việt Nam xưa, kéo dài từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), nối tiếp liên tục là thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) và sau nay là đến thời Lý, Trần, Lê…
Hướng dẫn viên của Văn phòng Quốc hội hướng dẫn đoàn Ban liên lạc truyền thống cựu chiến binh Quân đoàn 2 tham quan Nhà Quốc hội. Ảnh: VPQH |
Qua phần lịch sử dưới lòng đất, khách tham quan phần hiện tại, bắt đầu từ phòng truyền thống QH, ở tầng một, nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật về QH Việt Nam từ năm 1946 đến nay. Tiếp theo, khách sẽ lên phòng Diên Hồng, tầng hai tòa nhà, nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của QH, là nơi các ĐB của dân thảo luận, thông qua luật và các quyết nghị quan trọng.
Khách đến thăm sẽ được dẫn lên bao lơn lầu hai để quan sát phòng họp phía dưới. Từ đó có thể nhìn thấy hàng ghế của đoàn chủ tịch kỳ họp với ghế chính giữa dành cho chủ tịch QH, bốn ghế hai bên của các phó chủ tịch. Khu vực làm việc chính là các hàng ghế quây tròn, theo lớp từ cao xuống thấp, hướng về phía đoàn chủ tịch với tổng cộng 575 ghế, gồm tối đa 500 ĐBQH và phần còn lại là các thành viên Chính phủ, đại diện cơ quan quyền lực khác như TAND Tối cao, VKSND Tối cao và các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước được mời dự họp.
Điểm đến cuối cùng là phòng họp Tân Trào, nơi làm việc của Ủy ban Thường vụ QH - cơ quan thường trực của QH. Tại đây, thường kỳ mỗi tháng một lần, chủ tịch QH cùng các phó chủ tịch và người đứng đầu các cơ quan của QH họp bàn, triển khai các công việc theo thẩm quyền.
… đến dự thính
Theo ông Hoàng Minh Hiếu, các tour tham quan Nhà QH vừa qua hầu hết được tổ chức ngoài thời gian QH họp nên không có phần dự thính. Còn việc tổ chức cho người dân dự thính trong kỳ họp thì hiện mới chỉ có một số đoàn đặc biệt, theo chương trình riêng chứ chưa thành thường lệ với nhân dân nói chung.
“Như trong kỳ họp này, hôm 25-5, chúng tôi có tổ chức cho đoàn học viên Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình dự thính cả một ngày làm việc của QH, bao gồm cả phiên họp toàn thể ở phòng Diên Hồng và họp tổ ở các đoàn buổi chiều. Dự kiến ngày 12-6 tới, 80 sinh viên thuộc diện cử nhân tài năng của ĐH Luật Hà Nội cũng sẽ đến dự thính, theo dõi trực tiếp các ĐBQH bằng xương bằng thịt làm việc” - ông Hiếu cho biết.
Theo Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, hoạt động của cơ quan quyền lực những nhiệm kỳ qua đã chủ động mở nhiều kênh thông tin cho công chúng tiếp cận. Các kỳ họp QH, số lượng giờ phát hình trực tiếp tăng lên nhiều, không chỉ cho phiên khai mạc, bế mạc, chất vấn, trả lời chất vấn mà cả các nội dung quan trọng khác được đánh giá là cử tri đặc biệt quan tâm. Ngoài ra các phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH cũng mở cho báo chí vào theo dõi trực tiếp qua màn hình, qua đó thông tin được truyền ngay tới công chúng.
“Tất nhiên như vậy là chưa đủ. Người dân, cử tri có quyền dự thính, theo dõi trực tiếp hoạt động của QH cũng như những ĐB mà mình bầu ra. Trước đây, ở Hội trường Ba Đình cũ hay các vị trí mà QH thuê họp như hội trường Bộ Quốc phòng thì không có điều kiện tổ chức. Còn nay có Nhà QH mới thì ngay từ đầu khi thiết kế đã tính tới yêu cầu này rồi nên nội quy kỳ họp mới có một khoản để công dân có thể dự thính phiên họp công khai của QH. Nay chúng tôi hoàn thiện quy chế riêng cho việc tham quan, dự thính, rồi có thể lắp đặt thêm kính cách âm bao lơn phía trên phòng Diên Hồng, lúc đấy có thể tổ chức để người dân đăng ký vào quan sát QH làm việc” - ông Phúc cho biết.
Học sinh lớp 6 đã có thể dự thính Quốc hội Dự thảo quy chế tạm thời về hoạt động tham quan Nhà QH, dự thính phiên họp QH đang được hoàn thiện trước khi ban hành. Theo đó, ngoài hoạt động tham quan được tổ chức các ngày trong tuần, trừ thứ Bảy, Chủ nhật thì Văn phòng QH còn tổ chức các cuộc tham quan kết hợp dự thính hoặc chỉ dự thính. Đối tượng tham quan thì không giới hạn, còn khách dự thính thì phải do các cơ quan, tổ chức, trường học từ cấp THCS trở lên đăng ký. Việc đăng ký dự thính có thể qua thư giới thiệu của ĐBQH hoặc công văn đăng ký với Vụ Thông tin - Văn phòng QH. |
Theo Nghĩa Nhân/plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 13/11/2024 19:59
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Tin mới 13/11/2024 09:50
Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh
Tin mới 12/11/2024 22:30
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn
Tin mới 12/11/2024 07:36
Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân
Tin mới 12/11/2024 06:10
90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI
Tin mới 11/11/2024 22:31
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng
Tin mới 11/11/2024 07:04
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn
Tin mới 09/11/2024 18:17
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV
Tin mới 09/11/2024 10:44
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Tin mới 08/11/2024 16:52