Công đoàn Thủ đô khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Bác Hồ thăm phân xưởng sản xuất phích nước Rạng Đông năm 1964 (ảnh tư liệu)) |
Sinh thời, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và trên cương vị lãnh đạo, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới từng bước trưởng thành của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Người thường xuyên quan tâm đến công tác công đoàn và phong trào công nhân lao động; dành nhiều thời gian để đi thăm, nói chuyện và chỉ dẫn về công tác công đoàn tại các nhà máy, xí nghiệp, lâm trường… Để cụ thể hóa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Công đoàn gắn với phong trào công nhân, ngày 5/11/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ban hành Luật Công đoàn, trong đó chỉ rõ mục đích của tổ chức công đoàn: “Tổ chức, giáo dục lao động chân tay và lao động trí óc phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần chủ nhân đất nước, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xí nghiệp, tôn trọng kỷ luật lao động, triệt để thực hiện chế độ bảo vệ an toàn lao động, đẩy mạnh thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao hiệu suất lao động, quý trọng của công, đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, bảo vệ xí nghiệp và cơ quan, chống mọi hoạt động phá hoại, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước”; “Bảo vệ quyền lợi của lao động, tổ chức cải thiện sinh hoạt và thi hành mọi biện pháp nhằm nâng cao dần dần đời sống vật chất và văn hoá của công nhân, viên chức trên cơ sở phát triển sản xuất. Tổ chức, giáo dục lao động chân tay và lao động trí óc phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần chủ nhân đất nước, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xí nghiệp, tôn trọng kỷ luật lao động, triệt để thực hiện chế độ bảo vệ an toàn lao động, đẩy mạnh thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao hiệu suất lao động, quý trọng của công, đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, bảo vệ xí nghiệp và cơ quan, chống mọi hoạt động phá hoại, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước”; “Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải (phía phải hàng trên) cùng Phó Chủ tịch Thường trực TLĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải trao phần thưởng cho các Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (ảnh PV) |
Trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên và học viên Trường cán bộ Công đoàn ngày 19/01/1957, Bác Hồ đã căn dặn những nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn. Đó là, công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc. Bởi thế, Công đoàn phải hiểu để giải thích cho công nhân hiểu. Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng; Công đoàn và cán bộ công đoàn phải học trước để hiểu biết khoa học. Nội bộ công nhân phải đoàn kết, nhà máy này đoàn kết với nhà máy khác; Công đoàn phải lãnh đạo, hướng dẫn công nhân. Lãnh đạo phải cụ thể, không quan liêu. Phải dân chủ bàn bạc với anh em công nhân. Phải kiểm tra. Làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa.
Đối với cán bộ công đoàn, Bác căn dặn: “Cán bộ công đoàn phải là người hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật…”. Riêng trong công tác “Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và bàn bạc với công nhân”. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II, tháng 2-1961, Bác nhấn mạnh: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay… Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng”; Và “Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật của công nhân, phải tùy khả năng cộng với cố gắng mà nâng cao dần đời sống vật chất của họ; phải chú ý bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh...”.
Từ các phong trào thi đua do LĐLĐTP Hà Nội tổ chức đã tạo khí thế, động lực mới cho công nhân hăng say lao động, sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh (ảnh LĐTĐ) |
Từ những lời dạy của Bác, tổ chức công đoàn các cấp đã không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, dấy lên nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao góp phần làm giàu cho đất nước. Trong những năm 1960, nhiều phong trào thi đua lớn đã được phát động mang lại những kết quả vô cùng to lớn như hongp trào “Thi đua ái quốc”, phong trào “Tăng gia sản xuất”, “Tất cả cho tuyền tuyến”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Năng suất - chất lượng - hiệu quả”, “Lao động giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thi đua hai tốt”… đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phong trào công nhân và lịch sử Công đoàn Việt Nam.
Làm theo lời dạy của Bác, tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng không ngừng phát triển và trưởng thành, trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động. Đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp đối với đoàn viên, người lao động. Công đoàn hiện nay với khẩu hiệu “Đổi mới, sáng tạo, vì lợi ích của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước”, tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối kết hợp với các cấp chính quyền, sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, khắc cốt, ghi tâm những lời dạy của Bác Hồ vô vàn kính yêu, Công đoàn Việt Nam sẽ hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.
Đối với Công đoàn Thủ đô những năm qua, ngoài thực hiện tốt chức năng chuyên môn, Công đoàn Thủ đô luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, sáng tạo… đây chính là những yếu tố then chốt góp phần vào sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Thủ đô thời kỳ hội nhập và phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15