Cống hiến để tuổi trẻ ngành y không trôi qua vô ích

(LĐTĐ) “Với tôi, tuổi trẻ, nhất là tuổi trẻ ngành y là sống cống hiến. Cống hiến vì chính bản thân mình và cống hiến vì cộng đồng, bởi lẽ mọi cống hiến đều là trải nghiệm của bản thân mình sau này. Khi tham gia Nam tiến chống dịch, tôi lên đường trong tâm thế rất tự hào, bởi mình làm được việc thực sự có ích cho xã hội, dù biết trước “chiến trường” miền Nam sẽ khốc liệt và rất vất vả. Nhưng trên tất cả tôi biết nơi ấy, người dân, người bệnh đang rất cần mình…”, bác sĩ Đỗ Doãn Bách chia sẻ.
Tuổi trẻ huyện Thanh Trì với khát vọng lên đường bảo vệ Tổ quốc Xây dựng hình ảnh thanh niên Hà Nội mang phẩm chất có tầm thời đại Quận Hoàn Kiếm tặng quà hộ cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Đồng hành, hỗ trợ bệnh nhân trên mọi "mặt trận"

Gương mặt cùng nụ cười thân thiện và chất giọng ấm áp của chàng trai Hà Nội là những ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được khi gặp bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. 5 năm làm việc tại Viện Tim Mạch, bác sĩ Bách luôn được đồng nghiệp yêu quý, lãnh đạo tin tưởng bởi anh luôn cố gắng và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách thăm, khám cho bệnh nhân.

Tháng 7/2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bác sĩ Bách đã tham gia vào các hoạt động tình nguyện nhằm hỗ trợ các bệnh nhân mắc Covid-19 trên mọi “mặt trận”. Ngay khi Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiệm vụ thành lập Trung tâm hồi sức tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Bách đã xung phong vào Nam chống dịch trực tiếp với vai trò là bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân nặng thuộc tầng 5 (trong tháp điều trị 5 tầng của Thành phố). Bên cạnh công việc chống dịch trực tiếp, anh cũng là một trong những thành viên sáng lập và vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam khởi xướng, nhằm hỗ trợ, đồng hành giúp đỡ F0 từ xa với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ.

Chia sẻ về tính cấp thiết của Mạng lưới khi đó, bác sĩ Bách cho biết: Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường nhất là tại “tâm dịch” thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam. Trước tình hình đó, Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Quốc gia đã quyết liệt tìm ra phương án nhằm giảm tải gánh nặng cho y tế địa phương.

“Người dân, khi nhiễm Covid-19 dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ… vì quá nhiều ca tử vong. Họ cố gắng để có thể liên lạc được với y tế cũng như làm sao để vào bệnh viện điều trị càng nhanh càng tốt. Bởi vậy gây nên tình trạng quá tải trong bệnh viện, khiến cho những bệnh nhân nặng không còn giường để điều trị kịp thời”, bác sĩ Bách lý giải.

Bởi vậy, mục tiêu của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành là tiếp cận sớm với người bệnh Covid-19, sàng lọc, tư vấn y tế và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân cả thể chất và tinh thần. Đồng thời, phối hợp với y tế địa phương để hỗ trợ nhập viện cấp cứu với các bệnh nhân nặng. Từ đó, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành ra đời, trở thành “cánh tay nối dài” cho y tế địa phương. Ngay từ khi đi vào hoạt động, Mạng lưới đã mang lại những hiệu quả thiết thực, hỗ trợ chia sẻ giúp đỡ được nhiều bệnh nhân từ xa, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, hạn chế đi lại.

Tại Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế được cung cấp công cụ và nhận thông tin bệnh nhân từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các địa phương thông qua hệ thống công nghệ. Từ đó, họ gọi điện trực tiếp, phân loại, hướng dẫn và trấn an bệnh nhân, hạn chế các trường hợp tử vong do không được tiếp cận y tế kịp thời. “Trong quá trình hướng dẫn cho bệnh nhân, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế sẽ phân loại nặng, nhẹ cho bệnh nhân… Với những trường hợp bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ cũng sẽ điều phối, liên hệ y tế địa phương giúp bệnh nhân sớm được chuyển tới bệnh viện điều trị”- bác sĩ Bách cho biết.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ Bách là một trong những bác sĩ tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện dã chiến 16 trong năm 2021.

Trước sứ mệnh cấp thiết đó, Mạng lưới chỉ mất 10 ngày xây dựng và đưa hệ thống đi vào hoạt động. Trong giai đoạn một (1/8/2021 – 10/10/2021), Thầy thuốc Đồng hành đã thực hiện hơn 1 triệu cuộc gọi thành công, 3 triệu phút gọi và hỗ trợ 373,096 bệnh nhân Covid-19, chiếm 42% số bệnh nhân cả nước... Riêng Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại Bình Dương do bác sĩ Bách trực tiếp vận hành đã hỗ trợ khoảng 90.000 bệnh nhân và gọi 200.000 cuộc thành công với 450.000 phút đàm thoại.

“Phát hiện ra mình đói lúc nào thì ăn lúc đó”

Thời điểm đó, khi trực tiếp điều trị các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện dã chiến 16 và vận hành Thầy thuốc Đồng hành hỗ trợ các F0 từ xa, khối lượng và áp lực công việc hàng ngày của bác sĩ Bách tương đối lớn. Theo lời vị bác sĩ trẻ, khi anh tham gia vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại Bình Dương hay Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chính là hỗ trợ các bác sĩ quản lý với chuyên môn về tim mạch hoặc chuyên môn hồi sức Covid-19; hướng dẫn cho mọi người làm sao để tư vấn cho người bệnh từ xa. Đồng thời, bác sĩ Bách kiêm cả đồng hành hỗ trợ bệnh khi họ gọi tới.

Trong quá trình tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành có nhiều ca bệnh, dù đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không được như ý muốn. Có ca bệnh khiến bác sĩ Bách vẫn trăn trở mãi. Đó là trường hợp gia đình chỉ có hai mẹ con nhưng đều là F0. Khi cả hai mẹ con cùng sốt và người mẹ trở nặng không có người giúp đỡ, thì chính bác sĩ phải huy động thêm người đến hỗ trợ. Và khi người mẹ chuyển bệnh nguy kịch, y tế địa phương không giải quyết được, bác sĩ Bách đã cố gắng hỗ trợ đưa người bệnh vào Bệnh viện dã chiến 16 để điều trị.

“Thời điểm đó, tôi cũng cảm thấy quyết định đó liều, bởi giường trong Bệnh viện dã chiến 16 đã kín hết. Bản thân tôi cũng không dám chắc hôm đó có ca nào ra viện, để nhường giường cho bệnh nhân này không. Nhưng may mắn, đến phút cuối vẫn sắp xếp được giường và đưa bệnh nhân vào viện. Tôi đã trực tiếp đặt ống nội khí quản, điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cuộc chiến khốc liệt, mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân trở nặng nhanh và không qua khỏi. Điều đó khiến tôi và các đồng nghiệp rất tiếc nuối”, bác sĩ Bách nghẹn giọng nhớ lại.

Điều khiến bác sĩ Bách trăn trở không chỉ là không cứu được bệnh nhân dù đã cố gắng hết sức, mà sau đó sẽ thêm một đứa trẻ trở thành mồ côi. Bởi vậy, sau khi bệnh nhân mất, nhiều lần liên lạc lại với gia đình bệnh nhân, chỉ khi biết được thông tin em bé đã được họ hàng cưu mang bác sĩ Bách mới cảm thấy an tâm hơn.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ trẻ Đỗ Doãn Bách (áo trắng) luôn nhiệt huyết với các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

Bệnh nhân đông, sức người có hạn, bởi vậy những ngày tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh là quãng thời gian bác sĩ Bách không bao giờ quên. "Có những lúc stress, mệt mỏi nhưng tôi phải tự tạo động lực cho bản thân và cố gắng sắp xếp công việc sao cho khoa học, hợp lý nhất để vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa hỗ trợ được Mạng lưới mà vẫn đảm bảo sức khỏe để làm việc” - bác sĩ Bách bộc bạch.

Trong Bệnh viện dã chiến 16, bác sĩ Bách làm việc luân phiên theo ca, mỗi ca 8 tiếng. Thời gian còn lại bác sĩ sẽ tranh thủ tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành. “Nhiều cuộc chia sẻ, tư vấn cho bệnh nhân qua mạng xuyên thời gian, xuyên trưa, xuyên tối, nên khi tôi nhớ ra đi ăn thì đã quá bữa. Bởi vậy, thường với các bác sĩ và đơn cử như tôi khi làm việc phát hiện ra đói lúc nào thì ăn lúc đó”- bác sĩ Bách vui vẻ chia sẻ.

Mặc dù vất vả, áp lực nhưng những lúc trong guồng công việc như vậy bác sĩ Bách lại cảm thấy bản thân sống có ích hơn cho người bệnh, cho cộng đồng. Và chính suy nghĩ tích cực đó đã trở thành động lực giúp vị bác sĩ trẻ phấn đấu và cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc...

Gác lại những vất vả của bản thân, bác sĩ Bách cùng các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đều cảm thấy mọi khó khăn, hi sinh của mình như được bù đắp vì đã hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều bệnh nhân Covid-19.

“Đặc biệt, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành hiện đã được chuyển giao cho Bộ Y tế và bắt đầu bàn giao cho Sở Y tế của các địa phương tiếp quản. Hiện đang có thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội đang bàn giao lại Sở Y tế để sau này phát triển thành mạng lưới Thầy thuốc gia đình. Mong rằng đây sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải trong các bệnh viện công sau này”, bác sĩ Bách chia sẻ thêm.

Mong rằng với sự đồng hành của bác sĩ Bách nói riêng cũng như các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành nói chung, sự chia sẻ từ cộng đồng, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để cuộc sống bình yên của người dân sớm quay trở lại.

Với những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi của bản thân vì người bệnh, vì cộng đồng trong suốt thời gian qua, bác sĩ Đỗ Doãn Bách đã vinh dự được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đề cử là một trong 20 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2021.

Bác sĩ cũng được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh; Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16…

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.
Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình

Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình

(LĐTĐ) Theo Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công an (có hiệu lực từ 15/11/2024), đã sửa đổi, bổ sung điều 11 Thông tư số 67/2019/TT-BCA. Theo đó, tại Thông tư mới, hình thức giám sát Cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

(LĐTĐ) Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch sởi.
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, không có khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta. Tuy nhiên, hiện nay gần Biển Đông đang xuất hiện cơn bão Usagi cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Bão Usagi sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin

Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index vươn lên gần sát mức 107 điểm.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

(LĐTĐ) Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch sởi.
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân

Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân

(LĐTĐ) Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H (5 tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa đi khám, phát hiện bị suy tuyến thượng thận. Đáng lo ngại, nguyên nhân được xác định từ việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc đông y hỗ trợ tăng cân.
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang mở ra những chân trời mới trong y học hiện đại. Trong lĩnh vực đột quỵ, AI giúp phân tích nhanh chóng và chính xác dữ liệu hình ảnh, dự đoán diễn biến bệnh, tối ưu hóa kế hoạch điều trị và thậm chí cá nhân hóa phương pháp phục hồi chức năng cho từng bệnh nhân.
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông

Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông nhưng đến khi cấp cứu các bác sĩ mới bất ngờ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông của người bệnh, các bác sĩ cho biết, do lúc đó, người bệnh khởi phát cơn đột quỵ đột ngột, khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm, không kiểm soát được cơ thể…
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), toàn Thành phố ghi nhận 566 trường hợp, với 33 ổ dịch sốt xuất huyết.
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

(LĐTĐ) Quyết định 3293/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương với mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ hồi sức, nội khoa, và ngoại khoa.
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

(LĐTĐ) Trong cuộc họp thường trực Chính phủ sáng nay 9/11, Thủ tướng đã yêu cầu trong 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện cơ sở 2 của hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, đưa vào sử dụng với quyết tâm rất cao.
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 5509/SYT-NVY gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

(LĐTĐ) Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã của Hà Nội bảo đảm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Sau năm 2025, mỗi người dân (kể cả những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế) đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.
Xem thêm
Phiên bản di động