Công nghệ thông tin góp phần đổi mới giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non Công đoàn tham gia đổi mới giáo dục- đào tạo |
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin giúp mở ra những xu hướng mới trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học mang đến nhiều lợi ích thiết thực; tạo kết nối hiệu quả giữa học sinh và giáo viên. Tại Hà Nội,nhờ giáo viên nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, những giờ học của học sinh đã trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. |
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn. Từ đó, cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác dạy học. Để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiếnhọc sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng. Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh lớp cô Hà đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hay như cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thủy (giáo viên Trường Mầm non Họa Mi, quận Cầu Giấy) 10 năm liền được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ khối trưởng, khối phó và giáo viên chủ nhiệm lớp điểm các chuyên đề “Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ”, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục”. Nhiều năm qua, cô đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả các bài giảng điện tử, bài giảng E-learning, phần mềm giáo dục. Cô Thủy cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, cô đã mày mò nghiên cứu và thiết kế ra các bài giảng điện tử E-learning để đưa vào dạy trẻ. Nhờ phần mềm chuyên dụng dạy học Adobe Presenter và các phần mềm hỗ trợ như: Ulead Video Studio, VideoPad Video Editor, ProShow Producer, Freemake Video Converter… việc thiết kế bài giảng trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn.
Đến nay, cô Thủy đã cùng các giáo viên trường Họa Mi đóng góp hơn 300 bài giảng điện tử và bài giảng E-learning trong kho dữ liệu của nhà trường. Các bài giảng này được đưa vào lồng ghép với các chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và phân loại đưa vào các chủ đề để dạy trẻ.
Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, cô giáo Nguyễn Nguyệt Anh (Trường Mầm non Thăng Long, quận Thanh Xuân) đã lên kế hoạch xây dựng các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” ở các tổ nhóm chuyên môn trong trường; đồng thời cùng nhóm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học. Với gần 200 bài giảng điện tử phù hợp với nhiều lứa tuổi được đưa vào kho học liệu để dạy trẻ trong những năm học vừa qua đã giúp giáo viên tự tin hơn khi lên lớp và học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động.
Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học đã và đang dần được khẳng định và trở thành xu thế tất yếu của giáo dục. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý.Theo đó, năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thí điểm áp dụng sách điện tử các môn Âm nhạc, Thủ công, Tin học, Tiếng Anh với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên; đồng thời thí điểm triển khai trường học điện tử cho 3 cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tại 3 Phòng Giáo dục và Đào tạo (quận Long Biên 16 trường, quận Thanh Xuân 4 trường và quận Bắc Từ Liêm 14 trường).
Cũng trong năm học này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục triển khai "Trường học kết nối" trong tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn qua mạng tới tất cả các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Các trường đã tiến hành tập huấn và cấp tài khoản cho các giáo viên và học sinh. Đến hiện tại, việc khai thác, sử dụng “Trường học kết nối” ở các trường đã dần đi vào nền nếp và có tác dụng tốt. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các trường thường xuyên đưa bài lên trang web, xây dựng nguồn học liệu mở, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường học hiện nay.
Đặc biệt, do diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid-19, có thời gian học sinh phải tạm nghỉ học tập trung tại trường để phòng chống dịch bệnh. Nhằm hỗ trợ việc học tập, củng cố kiến thức cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức ghi hình và phát sóng chương trình "Học trên truyền hình" các môn học năm học 2019 - 2020 dành cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 bảo đảm chất lượng cao nhất; đồng thời chia sẻ nội dung cho 12 tỉnh/thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chỉ đạo tới 100% các cơ sở giáo dục trên toàn thành phố thông tin và hướng dẫn học sinh tham khảo Chương trình dạy học trên VTV7 - Kênh truyền hình chuyên về Giáo dục của VTV.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn triển khai hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study, học tập qua internet giúp việc ôn luyện kiến thức của học sinh trở nên tự giác. Trong tháng 5 - 6/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức 2 đợt khảo sát chất lượng cho 74.000 học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Hanoi Study. Kết quả, trên 99,5% học sinh tham gia làm bài và nộp bài thành công. Cũng trong tháng 6/2020, Sở tiếp tục triển khai khảo sát tiếng Anh cho 104.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn toàn Thành phố.
Năm học 2020 - 2021, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; thực hiện chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi, phát triển; đẩy mạnh học trực tuyến, phát triển kho học liệu số của Ngành; đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; tập trung mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02