Công tác tư pháp: Đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Hiệu quả của công tác tư pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành |
Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp xếp thứ nhất
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, năm 2022, các cơ quan tư pháp, pháp chế và hệ thống thi hành án dân sự đã kịp thời ban hành, tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch công tác, tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành.
Thực hiện phương châm “Hướng về cơ sở”, Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp ở địa phương đã tổ chức nhiều chuyến công tác trực tiếp, nhiều cuộc làm việc trực tuyến thúc đẩy công việc, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết các phản ánh, đề xuất, kiến nghị của cơ sở, của người dân, doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính trong chỉ đạo, điều hành được đặc biệt chú trọng. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp xếp thứ nhất trong số các bộ, ngành được đánh giá đã khẳng định những nỗ lực của Bộ trong chỉ đạo cải cách, cũng như trong tham mưu Chính phủ thực hiện cải cách thể chế, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 564 văn bản; các Sở, ngành ở địa phương trình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành gần 7.500 văn bản. Chất lượng thẩm định văn bản tiếp tục được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn. Bộ Tư pháp đã thẩm định 283 dự thảo; tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 521 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định gần 5.000 dự thảo và trên 2.800 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được tăng cường, giải quyết kịp thời các yêu cầu của người dân. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đến nay đã có hơn 58,3 triệu dữ liệu hộ tịch các loại; duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có hơn 8,1 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ giữa 2 cơ sở dữ liệu.
Đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Việc triển khai Đề án số 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm hình đến năm 2030” được Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương chú trọng thực hiện quyết liệt, theo đúng lộ trình với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, tất cả vì người dân.
Trong năm, Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân về đăng ký khai sinh mới cho 1,8 triệu trường hợp; đăng ký khai sinh lại cho gần 910.000 trường hợp; đăng ký khai tử cho trên 740.000 trường hợp; đăng ký kết hôn cho khoảng 730.000 cặp và hàng triệu yêu cầu về chứng thực văn bản, giao dịch.
Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được chú trọng xây dựng, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp được toàn ngành thực hiện cơ bản kịp thời, đáp ứng yêu cầu của người dân. Bộ Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết gần 1,2 triệu Phiếu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm và Phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng 13% so với năm 2021), trong đó, trên 81% hồ sơ được thực hiện theo phương thức trực tuyến...
Hoạt động bổ trợ tư pháp đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với gần 8,9 triệu hợp đồng, giao dịch được công chứng, trên 24.000 cuộc bán đấu giá thành và các luật sư đã thực hiện hơn 115.000 vụ việc (tăng 65,6% so với năm 2021), qua đó giúp bảo đảm an toàn pháp lý, trật tự an toàn xã hội, thu hút đầu tư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cả nước có hơn 301.000 vụ việc giám định đã được thực hiện kịp thời, khách quan, trong đó có nhiều vụ việc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tố tụng và để phục vụ giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế...
Đai diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tư pháp trả lời tại cuộc họp báo. |
Đồng thời, hoạt động trợ giúp pháp lý đạt nhiều kết quả nổi bật khi lần đầu tiên nhiệm vụ này được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia và lần đầu có chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I. Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao được ký kết và tổ chức triển khai đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm việc tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý kịp thời trong hoạt động tố tụng. Số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay với khoảng 38.500 vụ việc (tăng gần 17% so với năm 2021).
Đồng hành cùng các doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quan tâm, trong đó tập trung đối thoại trực tiếp, lắng nghe và cùng tháo gỡ vướng mắc pháp lý...
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, một trong các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của Bộ Tư pháp là tham mưu triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thông tin thêm về nội dung này, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, Trung ương ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các nội dung của Nghị quyết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, trong đó đặc biệt là Bộ Tư pháp. Tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2023, Bộ Tư pháp đã có báo cáo chuyên đề về thực hiện Nghị quyết này.
Cũng theo ông Cương, Viện Khoa học pháp lý sẽ tham mưu Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết, trong đó sẽ xác định rõ từng tên nhiệm vụ, đề án, theo từng tính chất thường xuyên, độc lập, đơn vị chủ trì, phối hợp, thời gian hoàn thành, kết quả đầu ra, nguồn kinh phí...
Tại cuộc họp báo, đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tư pháp cũng đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề như thực hiện đăng ký hộ tịch trên môi trường điện tử, kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công tác thi hành án dân sự…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31