Công tác dân vận chính quyền góp phần củng cố lòng tin của nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác dân vận. Trong bài báo “Dân vận” đăng trên báo “Sự thật” ngày 15/10/1949, Người viết: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, Đảng ta đã luôn quan tâm, ban hành nhiều Nghị quyết, đề ra nhiều chủ trương về công tác dân vận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác dân vận. Tại Hà Nội, thời gian qua, công tác dân vận chính quyền đã phát huy được hiệu quả. Từ đó, góp phần giữ gìn, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, dựa vào nhân dân để xây dựng đảng, xây dựng chính quyền đô thị.
Gắn công tác dân vận với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước Công đoàn quận Nam Từ Liêm làm tốt công tác dân vận Hà Nội: Công tác dân vận là một phần không thể thiếu

Kỳ 1: Giải phóng mặt bằng - Khó mấy dân thuận cũng xong

Giải phóng mặt bằng (GPMB) được xem là khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai một dự án, song nhờ phát huy vai trò và vận dụng sáng tạo công tác dân vận để tạo đồng thuận trong nhân dân, “nút thắt” các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội được tháo gỡ thuận lợi, đảm bảo tiến độ…

Gần dân, sát dân

Là một trong những quận lõi của Thủ đô, việc triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm luôn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác đền bù, hỗ trợ GPMB. Các dự án GPMB trên địa bàn quận tuy không nhiều so với các quận, huyện khác nhưng khi triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nguyên nhân là do các dự án thường nhỏ lẻ, đan xen trong các khu dân cư có mật độ dân số đông, diện tích đất chật hẹp nhưng lại có giá trị lớn và chủ yếu là các dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi khuôn viên các cơ quan, trường học, các di tích lịch sử đình, đền, chùa...

Theo đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã nỗ lực, triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Cụ thể, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kiên trì tổ chức đối thoại, gặp gỡ với các hộ dân thuộc diện phải thu hồi đất; thực hiện công khai, minh bạch trong công tác hỗ trợ, bồi thường GPMB.

Công tác dân vận chính quyền góp phần củng cố lòng tin của nhân dân
Nhờ phát huy vai trò và vận dụng sáng tạo công tác dân vận để tạo đồng thuận trong nhân dân, “nút thắt” các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội được tháo gỡ thuận lợi (Ảnh minh hoạ).

Trong đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm là cơ quan thường trực tham mưu công tác này, là mũi nhọn tiên phong trong việc thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng đã đề ra.

Với phương châm gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của người dân, vận động gia đình cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức chính trị - xã hội có đất bị thu hồi, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận đã tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật, đảm bảo đúng chế độ chính sách, giải quyết hài hòa lợi ích của người dân. Chính nhờ việc thực hiện tốt công tác dân vận nên các dự án được triển khai thuận lợi và đảm bảo tiến độ.

Theo ông Ngô Anh Toàn - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm: Từ năm 2008 cho đến nay, mặc dù đối với nhiều dự án, Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã ban hành quyết định cưỡng chế nhưng vào ngày tổ chức cưỡng chế theo quy định, các hộ dân còn lại đã phối hợp tự nguyện di chuyển và bàn giao mặt bằng.

Do vậy, ngày buộc phải thực hiện cưỡng chế theo quy định vẫn là ngày tuyên truyền, vận động cuối cùng để có được sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân. Trên thực tế, tại nhiều dự án đầu tư công do quận Hoàn Kiếm thực hiện GPMB, ngày thực hiện cưỡng chế lại trở thành ngày hỗ trợ người dân chuyển nhà tới nơi ở mới. Điển hình như dự án GPMB để thực hiện dự án trùng tu tôn tạo trụ sở Tòa án nhân dân Tối cao tại 48-48A Lý Thường Kiệt, dự án GPMB tại 46 Hàng Cót...

Tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, thời gian qua, bên cạnh các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác GPMB được Đảng bộ phường xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đồng thời, là một trong những khâu quan trọng và quyết định, nhằm tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các công trình trong đó có những công trình trọng điểm của Quốc gia, của Thành phố.

Ông Khuất Ngọc Trường - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Văn Chương, chia sẻ: "Xuyên suốt trong quá trình vận động nhân dân thực hiện công tác GPMB, phường Văn Chương luôn bám sát vào sự chỉ đạo của cấp trên. Đảng uỷ phường đã ban hành nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bồi thường, GPMB, triển khai đến các ngành đoàn thể, tổ dân phố vào cuộc, thực hiện tốt công tác dân vận khéo trong công tác GPMB.

Đảng ủy phường đã quán triệt đến các cán bộ, đảng viên nhất là các đồng chí trong diện GPMB, thống nhất trong nhận thức và hành động. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí Đảng ủy viên được phân công phụ trách các tổ dân phố có dự án GPMB thường xuyên theo dõi, trực tiếp nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với chi bộ, tổ dân phố, ban công tác mặt trận, triển khai công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức.

Đồng thời, thành lập các tổ dân vận đến từng hộ gia đình tuyên truyền vận động. Qua đó, trực tiếp lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của các hộ dân. Nhất là các hộ phải di dời toàn bộ phải bố trí tái định cư nơi ở mới, nhờ đó, nhiều vướng mắc, hạn chế khó khăn đã dần được tháo gỡ".

Công tác dân vận chính quyền góp phần củng cố lòng tin của nhân dân
Tính đến đầu tháng 11/2023, huyện Thường Tín đã bàn giao hơn 90% mặt bằng dự án đường Vành đai 4 cho đơn vị thi công.

Tương tự, tại huyện Thường Tín, thời gian qua, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận chính quyền trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác GPMB… được thực hiện hiệu quả.

Trong đó, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với cấp ủy, chính quyền trong thực hiện công tác vận động quần chúng tham gia công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, GPMB thực hiện các dự án triển khai trên địa bàn, đặc biệt là dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô qua địa bàn huyện cũng được nâng cao. Tính đến đầu tháng 11/2023, huyện Thường Tín đã bàn giao hơn 90% mặt bằng dự án đường Vành đai 4 cho đơn vị thi công.

Đánh giá về việc triển khai Quy chế dân chủ trong công tác GPMB của huyện Thường Tín, bà Nguyễn Thị Hà (ở xã Vân Tảo) cho rằng, thông qua đối thoại, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nhiều băn khoăn đã được giải quyết thỏa đáng, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao. Nhờ vậy, các dự án đã được triển khai đúng tiến độ, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 qua huyện Thường Tín, góp phần đưa huyện ngày càng khang trang, sạch đẹp...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Phát biểu tại tọa đàm về "Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thực hiện GPMB các dự án trên địa bàn", ông Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín, nhấn mạnh, công tác dân vận trong GPMB có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng. Sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của người dân sẽ giúp các dự án triển khai đạt tiến độ đề ra, phục vụ sự phát triển của địa phương.

Theo đó, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với công tác dân vận, vận động trong thực hiện GPMB tại các dự án; giải quyết kịp thời kiến nghị, phản ánh của người dân, không để xảy ra tình hình phức tạp trên địa bàn. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện hiệu quả quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Tại quận Hoàn Kiếm, để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác dân vận nói chung và trong quá trình GPMB, theo ông Ngô Anh Toàn - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm: Các cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị và UBND các phường cần tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong công tác GPMB một cách đồng bộ. Quan tâm đẩy mạnh, thường xuyên tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác dân vận và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động phải được coi trọng và phải đi trước một bước trước khi triển khai dự án. Muốn thành công trong công tác này nhất định phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cấp ủy, chính quyền với các ban, ngành, tổ chức liên quan. Quyết tâm, nỗ lực của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mà quan trọng nhất vẫn là vai trò của chính quyền các cấp vì là cấp có thẩm quyền trực tiếp giải quyết cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Công tác dân vận chính quyền góp phần củng cố lòng tin của nhân dân
Quận Đống Đa tiến hành thu hồi đất những hộ dân cuối cùng trong chỉ giới dự án hồ Linh Quang, phường Văn Chương.

Còn tại phường Văn Chương, với những kết quả tích cực đã đạt được trong công tác GPMB tại các dự án quan trọng trong thời gian qua, theo ông Khuất Ngọc Trường - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Văn Chương, phường đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác GPMB. Đầu tiên, hệ thống chính trị cần vào cuộc một cách đồng bộ với quyết tâm cao trong công tác bồi thường, GPMB. UBND phường và cán bộ chủ chốt ở địa phương phải cùng với tổ công tác GPMB thường xuyên trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. Kịp thời giải quyết các kiến nghị chính đáng, hợp lý, hợp pháp của người dân theo đúng các cơ chế chính sách về bồi thường, GPMB.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động, vận dụng tốt phương châm trong công tác dân vận, đó là “Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc”. Công tác dân vận phải tùy theo đối tượng để phân công thành phần tham gia, lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công khai, minh bạch, công bằng, chính xác, đầy đủ, kịp thời về thông tin của dự án, gắn với bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Trong công tác vận động, cần chú trọng tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong gia đình thuộc diện phải GPMB. Tập trung vận động những gia đình có uy tín, có lợi thế trong xã hội, nhằm tạo niềm tin cho nhân dân noi theo.

H.Duy - K.Tiến

(Kỳ 2: Lấy người dân là đối tượng phục vụ)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động