Công tác hòa giải ở cơ sở: Giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp

(LĐTĐ) Có thể nói, việc triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” và gắn kết mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban nhân Thành phố trong công tác hòa giải giúp cho công tác hòa giải đi vào nề nếp, bài bản.
Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Phường Thượng Thanh, Long Biên: Điểm sáng trong công tác hoà giải
Góp phần để khu phố bình yên

Việc triển khai mô hình hòa giải “Tổ hòa giải 5 tốt” đã gắn kết được người dân và chính quyền trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành công, giảm mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư; khuyến khích chính quyền nhất là chính quyền cơ sở ở xã, phường, thị trấn, quan tâm hơn đến công tác hòa giải về kinh phí, hoạt động đối với công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giải quyết điểm nóng, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn Thủ đô.

Đội ngũ hòa giải viên phát huy được năng lực, trách nhiệm, được tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận trong cộng đồng dân cư. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.

Công tác hòa giải ở cơ sở: Giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp
Tọa đàm góp ý xây dựng tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt” do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức.

Phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, từ lâu vẫn là một địa phương có nhiều gia đình văn hóa, những giá trị truyền thống, cốt lõi đều được các gia đình lưu giữ, phát huy. Phường cũng là đơn vị đầu tiên được thí điểm đưa Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào thực hiện và được nhân dân trên toàn phường ủng hộ. Trong đó, để phát huy và thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình điều đầu tiên các hộ dân phải sống với nhau đoàn kết, không mâu thuẫn nên công tác hòa giải tại cơ sở luôn được quan tâm, chú trọng để đảm bảo không có mâu thuẫn trong nhân dân.

Chia sẻ về công tác hòa giải tại tổ 12, phường Khương Trung, ông Đặng Ngọc Nghĩa, Tổ trưởng Tổ hòa giải cho biết, tổ hòa giải tổ 12 có 9 hòa giải viên, mỗi hòa giải viên được phân công phụ trách một khu vực dân cư nhất định. Nhiệm vụ của hòa giải viên tại cơ sở là nắm bắt các sự việc mâu thuẫn trên địa bàn để báo cáo tổ rồi cùng kết hợp với tổ dân phố, ban ngành đoàn thể đến hòa giải, đảm bảo giải quyết mâu thuẫn, đoàn kết, đảm bảo an ninh trật tự trong khu dân cư.

Với công tác hòa giải tại phường Khương Trung, hàng năm, các hòa giải viên đều được họp, nghe triển khai các chương trình cũng như các phương thức hòa giải, tập huấn cán bộ hòa giải, được phát sổ theo dõi các vụ việc hòa giải tại từng tổ. Đối với tổ 12, hàng quý, tổ họp để lắng nghe các hòa giải viên báo cáo tổng kết công việc trong thời gian qua, nghe quán triệt nội dung mới từ cấp trên và phân công công việc với những hòa giải viên mới hoặc giảm tải cho những hòa giải viên địa bàn rộng,…

Bên cạnh đó, trong các buổi họp chi bộ, hội cựu chiến binh, phụ nữ,… cũng tuyên truyền nếp sống văn minh, ứng xử trong gia đình, khu dân cư,… từ đó mọi người nhận biết được và có cuộc sống vui vẻ, đoàn kết hơn, giảm thiểu mâu thuẫn trong khu dân cư hơn. Theo ông Nghĩa, người dân trong tổ thực hiện việc giao tiếp, ứng xử với nhau rất hòa nhã nên các vụ việc mâu thuẫn cần hòa giải tại tổ trong thời gian qua không nhiều, có nảy sinh một số việc nhỏ nhưng đã được tổ hòa giải cùng các ban ngành đoàn thể hòa giải thành công.

Năm 2019, Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết 5 năm công tác hòa giải, khen thưởng 19 tập thể, 45 cá nhân trong đó biểu dương được 30 hòa giải viên tiêu biểu theo tiêu chí trên. Bên cạnh đó, hàng năm các quận, huyện, thị xã tích cực biểu dương khen thưởng đối với nhiều người làm công tác hòa giải, “tổ hòa giải 5 tốt” ở cơ sở góp phần động viên, đẩy mạnh phong trào hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố.

Tại tổ 12, ông Nghĩa quán triệt đến các thành viên tổ hòa giải phải tiến hành nắm vững nội dung mâu thuẫn của các bên để từ đó tổ hòa giải ngồi họp bàn, kết hợp với tổ dân phố, ban ngành đoàn thể tiến hành hòa giải sao cho phù hợp, giúp các bên giải quyết mâu thuẫn. Cụ thể, khi có người gặp một hòa giải viên và đề nghị hòa giải mâu thuẫn hoặc hòa giải viên phát hiện có mâu thuẫn giữa hai bên tại khu dân cư mình phụ trách thì hòa giải viên phải nắm bắt tình hình, tìm hiểu mâu thuẫn giữa các bên rồi báo cho tổ hòa giải.

Tổ hòa giải nghe thông tin về tình hình sự việc từ hòa giải viên thì sẽ báo cáo với chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố rồi các bên cùng thống nhất phương án hòa giải. Sau đó, tổ hòa giải kết hợp với tổ dân phố, ban ngành đoàn thể tiến hành hòa giải mâu thuẫn giữa các bên.

Trong quá trình hòa giải, người hòa giải viên không chỉ phân tích cho các bên về mặt lý lẽ, các điều luật về vấn đề đang mâu thuẫn mà còn phải phân tích về mặt tình cảm giúp các bên hiểu ra vấn đề rồi từ đó, gỡ bỏ mâu thuẫn, chung sống vui vẻ, hòa đồng, hạnh phúc. Để làm được điều đó, người hòa giải phải là người luôn ôn hòa, nhã nhặn nhưng vô cùng cương quyết, phân tích vấn đề dựa theo căn cứ pháp luật, phân tích bên đúng, bên sai.

Nếu người hòa giải viên phân tích không đúng, thiên vị hoặc hiểu sai vấn đề cần giải quyết thì sẽ gây nên mâu thuẫn tăng cao, khó hàn gắn hơn và khi đó sẽ vượt quá tầm hỗ trợ của hòa giải viên. Từng có 6 năm tham gia công tác hòa giải, ông Nghĩa cho rằng, môi trường người dân ở khu vực tổ ông có đặc điểm khác với những nơi khác nên người hòa giải viên phải nắm bắt được tình hình tại khu vực.

Ví dụ như, môi trường sống ở khu vực là nhà nào biết nhà đó, nhiều gia đình không biết hàng xóm là ai nhưng với vai trò là một hòa giải viên nên phải nắm rõ được vấn đề mâu thuẫn của từng nhà nếu có và khi phát hiện mâu thuẫn, phải báo cáo tổ hòa giải cũng như báo cáo tổ dân phố để cùng kết hợp hòa giải, tránh để sự việc mâu thuẫn trở nên to hơn.

Mặc dù, công tác hòa giải ở tổ 12 không xảy ra thường xuyên nhưng với những người làm công tác hòa giải thì mỗi khi hòa giải thành công, hai bên giải quyết mâu thuẫn, đoàn kết với nhau đó là niềm vui của người làm hòa giải. Tuy nhiên, trong quá trình đi làm hòa giải tại cơ sở, các thành viên tổ hòa giải cũng từng gặp trường hợp khi khuyên bảo người dân, hòa giải giữa hai bên thì bị phản ứng với thái độ bất hợp tác, rồi những câu nói này kia như: “Ông là cái gì, bà là cái gì,… mà nói chúng tôi thế nọ thế kia”.

Mỗi khi gặp trường hợp trên, người hòa giải viên phải nhẫn nhịn rồi kiên trì giải thích, phân tích và chia sẻ với hai bên để mọi người bớt nóng nảy. Sau đó, người hòa giải viên phân tích sự việc cho hai bên hiểu, đi đến kết quả tốt nhất.

Kể về một số trường hợp hòa giải trên địa bàn, ông Nghĩa cho hay, thời gian gần đây chủ yếu là một số vụ hòa giải về hôn nhân gia đình. Có trường hợp hai vợ chồng đều là cán bộ nhà nước, có con chung nhưng vì mâu thuẫn trong gia đình không hàn gắn được. Hai vợ chồng đã đề nghị tổ hòa giải hỗ trợ giúp đỡ nếu không được sẽ đưa ra tòa ly hôn.

Nhận được thông tin, thành viên tổ hòa giải đã tìm hiểu nguyên nhân của hai vợ chồng khúc mắc là do trong cuộc sống có xảy ra xô xát, lời qua tiếng lại, chấp nhau câu nói. Khi nắm bắt sự việc, tổ hòa giải đã mời hai vợ chồng làm việc. Tại buổi làm việc đó, tổ hòa giải nghe vấn đề hai bên trình bày rồi phân tích cho hai vợ chồng về việc mình là cán bộ nhà nước, công tác ra sao nếu ly hôn rồi con cái sẽ ra sao nếu ly hôn,… Còn nếu vợ chồng hàn gắn được thì trách nhiệm của bản thân với gia đình, con cái sẽ như thế nào và vấn đề này người chồng phải sửa, vấn đề kia người vợ chưa được, rồi sống với nhau phải nhìn nhau, lựa nhau để cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Sau khi nghe tổ hòa giải phân tích, hai vợ chồng đó đã hàn gắn, có cuộc sống vui vẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai vợ chồng đòi ly hôn và nhờ tổ hòa giải giúp đỡ. Tổ hòa giải cũng nắm bắt tình hình, mời ra làm việc nhưng đôi vợ chồng này nhất quyết ly hôn, không chung sống được và hai vợ chồng này cũng chưa có con. Tổ hòa giải đã hỗ trợ hết mức nhưng không hòa giải được nên chấp nhận để hai vợ chồng trẻ ra tòa ly hôn./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn viên Công đoàn Trường THCS Chu Văn An thi đua hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm học 2024 - 2025

Đoàn viên Công đoàn Trường THCS Chu Văn An thi đua hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên, chiều nay (21/9), Ban Giám hiệu - Ban Chấp hành Công đoàn Trường THCS Chu Văn An tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm học 2024 - 2025; tổ chức ký giao ước thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Cơ hội để đoàn viên hiểu thêm về hành trình xây dựng và phát triển của tổ chức Công đoàn

Cơ hội để đoàn viên hiểu thêm về hành trình xây dựng và phát triển của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều nay (21/9), Cụm thi đua số 8 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Sơ khảo Hội thi Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển. Tham dự Hội thi có đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Hội thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

(LĐTĐ) Không chỉ nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, về hành trình xây dựng và phảt triển của tổ chức Công đoàn Hà Nội, vòng sơ khảo Hội thi "Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển" do Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức còn là một sân chơi văn hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

(LĐTĐ) Chiều 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu và phải giải quyết khó khăn của doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước…
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.

Tin khác

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

(LĐTĐ) Một số cá nhân kinh doanh lương thực, thực phẩm thiết yếu lợi dụng mưa bão thực hiện hành vi găm hàng, tạo ra tình trạng khan hiếm, khiến giá lương thực, thực phẩm tăng cao. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ.
Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

(LĐTĐ) Lừa đảo tuyển dụng ngành Hàng không; lừa chuyển tiền học phí; nhờ mua hàng hộ để chiếm đoạt… là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua mà Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo.
Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Những năm gần đây, ma túy trá hình đã và đang đe dọa lứa tuổi học trò dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước, cũng là “mảnh đất” dễ nảy sinh tệ nạn ma túy học đường. Bảo vệ các em tránh khỏi ma túy là trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như của cả xã hội.
Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây các vụ lừa đảo mạo danh gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, người dân cần tìm hiểu kỹ, nắm bắt và trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cần thiết.
Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác và chưa cập nhật thông tin xã hội, báo chí, dẫn đến việc dễ dàng “sập bẫy” thủ đoạn này.
Giữ bình yên trên không gian mạng

Giữ bình yên trên không gian mạng

(LĐTĐ) Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra với những thủ đoạn tinh vi, hình thức liên tục thay đổi, nếu không quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến, nhiều người dân sẽ e ngại khi hoạt động trên không gian mạng.
Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

(LĐTĐ) Mạng xã hội là thành tựu của khoa học công nghệ, là thế giới thu nhỏ để kết nối con người với nhau và cũng là kênh để truyền tải hình ảnh, các thông tin của tổ chức, cá nhân.Tuy nhiên, thời gian qua không ít người lợi dụng mạng xã hội để bôi xấu danh dự cá nhân. Đây là điều không thể chấp nhận, cần và càng phải xử lý thật nghiêm!
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

(LĐTĐ) Bộ Công an dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Xem thêm
Phiên bản di động